Tranh chấp đất với người ở nhờ

Sau khi ông ngoại em mất có để lại thừa kế cho mẹ em một mảnh đất khoảng 1000m2, nhưng gia đình chưa làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1995, mẹ em cho gia đình cậu (là bà con họ hàng) ở nhờ vì họ không có đất ở. Đến năm 2002 thì có chủ trương đo đạc đại trà để thành lập bản đồ địa chính nên nhà em thực hiện việc đo đạc và làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi đo đạc, được các hộ xung quanh ký giáp cận và không có tranh chấp nên năm 2004 mẹ em được cấp giấy chứng nhận. Gia đình cậu vẫn tiếp tục ở cho đến nay, nhưng lại nhận đất đó là của cậu, việc đo đạc cậu không hay biết (lúc đo đạc cán bộ địa chính có hỏi gia đình cậu, họ không tranh chấp nhưng cán bộ địa chính không có làm giấy xác nhận cho cậu ký tên) và khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận cho mẹ em là sai vì trên đó có nhà và đất của cậu. Sau nhiều lần hòa giải không thành, UBND chuyển hồ sơ cho phòng Tài nguyên và Môi trường. Kết luận của phòng TN-MT cho rằng trên cùng một thửa đất mà có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho từng cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức đó đồng quyền sử dụng. Và có quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ em. Mẹ em đã làm đơn khởi kiện ra tòa, vậy có khả năng lấy lại được phần đất nêu trên không? Gia đình cậu thuộc diện hộ nghèo, nếu buộc di dời sẽ không có chỗ ở, tòa có xem xét hoàn cảnh mà xử có lợi cho cậu không? Thứ hai, căn nhà của cậu ở gần như là giữa mảnh đất. Nếu không lấy lại được thì sẽ cấp quyền sử dụng đất cho mẹ em như thế nào?

 

Trường hợp chứng minh được nguồn gốc của thửa đất là của ông bà ngoại em để lại, việc mẹ em cho người cậu ở nhờ có tài liệu chứng minh... khi đó mẹ em có quyền được sử dụng toàn bộ thửa đất.

Tuy vậy trong trường hợp này cũng là chỗ người nhà và cậu em cũng đang khó khăn về mặt nhà ở, thuộc diện hộ nghèo.. nên khi mẹ em có lấy lại được thửa đất thì cũng cần phải tính đến việc hỗ trợ cậu em về nơi ăn ở.

Đây là sự việc cũng khá phức tạp không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật qua các thời kỳ mà nó còn liên quan tới tình cảm trong gia đình. Vì vậy em và gia đình cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào