Thay đổi tên và tên đệm, xác định lại giới tính
1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:
a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Điều 8. Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.
Điều 9. Khám lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị để xác định lại giới tính
1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:
a) Khám lâm sàng:
- Ngoại hình;
- Bộ phận sinh dục ngoài và trong
- Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
b) Khám cận lâm sàng:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:
- Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;
- Xét nghiệm nội tiết tố;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;
- Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
2. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
3. Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.
Điều 10. Chứng nhận y tế sau khi can thiệp y tế xác định lại giới tính
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp giấy chứng nhận y tế sau khi đã xác định lại giới tính cho người đã được can thiệp y tế.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu Giấy chứng nhận y tế cho người đã được xác định lại giới tính.
Điều 11. Căn cứ để đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính
Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính.
Nếu trước đây bạn đã thực hiện việc chuyển đổi giới tính thì theo qui định của Nghị định 88/NĐ-CP hướng dẫn như sau:
Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận y tế cho các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực
Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tínhcủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 8 Nghị định này để được khám kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế.
Trên đây là nội dung tư vấn cho bạn để bạn có thể chuẩn bị các hồ sơ pháp lí trước khi tiến hành thay đổi hay liên hệ các luật sư . Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Thông tư 29/2010/TT-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị định 88/CP-NĐ.
Thư Viện Pháp Luật