Giấy xác nhận phần nợ còn thiếu bị xé bỏ thì xử lý như thế nào?

Cách đây 4 năm, em có vay tiền của chị ruột 600 triệu để kinh doanh. Chia làm nhiều đợt và có viết giấy nợ cho chị em, chị em lấy tiền lãi hàng tháng là 3%. Sau 1 thời gian em trả đc 200 triệu cho chị em còn 400 triệu. Vì lúc trả cứ tin tưởng là chị em, người nhà nên em chỉ nói là xé bỏ tờ giấy xác nhận 200 triệu em trả dùm, chị em cũng có nói là "Để chị bỏ, người nhà ko mà". Thế nhưng chị ấy ko bỏ nhưng lúc em về nhà chị ấy có nhắn tin điện thoại xác nhận nói là em chỉ còn thiếu 400 triệu. Không những nhắn 1 lần mà nhắn xác nhận nhiều lần. Nội dung tin nhắn cũng có nói là em thiếu 400 triệu và tiền lãi hằng tháng là 12 triệu rõ ràng. Thời gian sau có xích mích chị em kiện em ra tòa đòi 600 triệu. Lúc đó điện thoại em bị hư ko hiện thị tin nhắn đc nên Em ko có bằng chứng nói trước tòa và em đã phải ký vào giấy tờ trên tòa là thiếu 600 triệu. Giờ điện thoại của em đã sửa đc và hiện thị rõ ràng tin nhắn. Vậy luật sư cho em hỏi: 1. Tin nhắn điện thoại xác nhận như vậy có thể đc xem là 1 bằng chứng ko? Em có thể yêu cầu tòa án xem xét lại số tiền đó ko? Nếu đc em phải làm sao? 2. Hiện tại em có 1 căn nhà đang thế chấp ngân hàng. Nếu thi hành án yêu cầu em phải bán tài sản để trả nợ thì phần bán sẽ do em thực hiện hay do nhà nước? Bởi vì giá trị định theo nhà nước và thị trường khác nhau. Nếu theo giá nhà nước định em sẽ ko đủ tiền trả cho chị em.

 Nếu điện thoại của em đã sữa chữa và hiển thị tin nhắn xác nhận của chị em về việc em còn thiếu 400 tr thì đây là chứng cứ rất quan trọng để giải quyết nội dung vụ án. vậy em hãy làm đơn trình bảy và yêu cầu tòa xác định lại tin nhắn này, tòa sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông em đang sử dụng xác định lại có đúng tin nhắn này được gởi từ số điện thoại của chị em và nội dung tin nhắn là xác thực để làm cơ sở giải quyết vụ án. Từ vụ việc này thi em cũng nên rút kinh nghiệm là nếu vay nợ có viết giấy thì khi trả nợ cũng phải có giấy tờ xác nhận trả em nhé. Về việc thi hành bản án thì sau khi có phán quyết của tòa đã có hiệu lực pháp luật thì nêu em không tự nguyện thi hành thì chị em có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ cưởng chế thi hành bằng cách kê biên phát mãi tải sản của em để thi hành. Nếu việc định giá không đúng thị trường thi em có quyền khiếu nại đề ngị giải quyết cho đúng. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào