Vấn đề thoái vốn ở doanh nghiệp nhà nước

Hiện nay nhà nước thoái vốn ở doanh nghiệp, tôi muốn là chủ doanh nghiệp đó thì tôi phải mua tối đa bao nhiêu % vốn điều lệ của doanh nghiệp đó?

1. Khái niệm chủ doanh nghiệp được hiểu là người chủ sở hữu nguồn vốn điều lệ/pháp định của doanh nghiệp, đó là các cổ đông (của công ty cổ phần); là thành viên (của công ty TNHH), là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên góp vốn của công ty hợp danh..

Như vậy, hiểu một cách cơ bản, người chủ doanh nghiệp là người sở hữu nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

2. Xét tuyệt đối về mặt số học, tùy loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể là một cá nhân (công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu/doanh nghiệp tư nhân) hoặc một nhóm cá nhân/tổ chức (công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên).

Xét về mặt pháp lý ở góc độ quyền chi phối trong doanh nghiệp thì những người nắm giữ từ 75% vốn điều lệ của doanh nghiệp thường là những người có thể quyết định được các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp như: quyết định về điều lệ, về tổ chức doanh nghiệp, về các giao dịch bán tài sản hoặc đầu tư từ 50% giá trị tài sản ... (ngoại trừ khi điều lệ của từng doanh nghiệp có quy định một tỷ lệ cao hơn thì sở hữu phần vốn đạt tỷ lệ này sẽ nắm quyền quyết định). Như vậy, bạn cân nhắc về loại hình doanh nghiệp hiện tại của mình để xem xét việc mua lại phần vốn góp của nhà nước nhằm đạt được mục đích làm chủ doanh nghiệp (quyết định các vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp) như đã phân tích.

Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, công ty cổ phần, bạn không thể một mình đứng sở hữu vốn được vì khi đó không đáp ứng được số lượng cổ đông/thành viên góp vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật. Nhưng, để làm chủ doanh nghiệp ở góc độ quyết định được các vấn đề trọng yếu, bạn chỉ cần xác lập/duy trì tỷ lệ sở hữu vốn theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào