Phân chia tài sản khi tất cả mọi người đều có đóng góp vào khối tài sản
1. Căn nhà và thửa đất đó có nguồn gốc là được ông bà bạn cho khi ông còn sống nên đã trở thành tài sản riêng của chú út bạn, nay không ai có thể đòi lại được căn nhà đó (kể cả bà bạn).
Bạn cần phân biệt tặng cho và thừa kế: Khi một người còn sống thì họ có quyền định đoạt tài sản của họ bằng hình thức tặng cho. Nếu việc tặng cho đã hoàn tất về mặt thủ tục (với bất động sản là người nhận tặng cho đã được đăng ký QSH, với động sản là người nhận tặng cho đã nhận được tài sản) thì chủ sở hữu tài sản không được phép đòi lại tài sản đó. Các thừa kế của họ thì lại càng không có quyền can thiệp vào việc định đoạt đó của chủ sở hữu tài sản. Chỉ đến khi người có tài sản chết mà không để lại di chúc thì mới phát sinh quyền của các thừa kế. Đồng thời họ cũng chỉ được phép thực hiện quyền thừa kế trong thời hiệu luật định...
2. Hiện nay bà bạn còn sống nên bà bạn có quyền định đoạt đối với những tài sản đang thuộc quyền sở hữu của bà bạn (các con không có quyền can thiệp). Còn ông bạn đã chết năm 1991, nên đến năm 2003 là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Do vậy, các cô chú của bạn không còn quyền khởi kiện về thừa kế đối với di sản của ông bạn (trừ trường hợp gia đình bạn có cô, chú ở nước ngoài trước ngày 01/7/1991 thì nay có thể áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH để khởi kiện về tranh chấp thừa kế về nhà ở có người nước ngoài tham gia).
Tóm lại, với ngôi nhà và thửa đất của chú út đã thành tài sản thuộc quyền sở hữu của chú ấy, không ai có quyền đòi lại hoặc đòi chia. Tài sản hiện tại của bà bạn do bà bạn quyết định. Các cô chú bạn chỉ có thể yêu cầu khởi kiện về thừa kế đối với nhà ở của ông bạn nếu vụ việc chia thừa kế đó có yếu tố nước ngoài (áp dụng Nghị quyết 1037). Nếu gia đình bạn không có cô chú nào sống ở nước ngoài trước 01/7/1991 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông bạn đã hết.
Bạn cần phân biệt tặng cho và thừa kế: Khi một người còn sống thì họ có quyền định đoạt tài sản của họ bằng hình thức tặng cho. Nếu việc tặng cho đã hoàn tất về mặt thủ tục (với bất động sản là người nhận tặng cho đã được đăng ký QSH, với động sản là người nhận tặng cho đã nhận được tài sản) thì chủ sở hữu tài sản không được phép đòi lại tài sản đó. Các thừa kế của họ thì lại càng không có quyền can thiệp vào việc định đoạt đó của chủ sở hữu tài sản. Chỉ đến khi người có tài sản chết mà không để lại di chúc thì mới phát sinh quyền của các thừa kế. Đồng thời họ cũng chỉ được phép thực hiện quyền thừa kế trong thời hiệu luật định...
2. Hiện nay bà bạn còn sống nên bà bạn có quyền định đoạt đối với những tài sản đang thuộc quyền sở hữu của bà bạn (các con không có quyền can thiệp). Còn ông bạn đã chết năm 1991, nên đến năm 2003 là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Do vậy, các cô chú của bạn không còn quyền khởi kiện về thừa kế đối với di sản của ông bạn (trừ trường hợp gia đình bạn có cô, chú ở nước ngoài trước ngày 01/7/1991 thì nay có thể áp dụng Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của UBTVQH để khởi kiện về tranh chấp thừa kế về nhà ở có người nước ngoài tham gia).
Tóm lại, với ngôi nhà và thửa đất của chú út đã thành tài sản thuộc quyền sở hữu của chú ấy, không ai có quyền đòi lại hoặc đòi chia. Tài sản hiện tại của bà bạn do bà bạn quyết định. Các cô chú bạn chỉ có thể yêu cầu khởi kiện về thừa kế đối với nhà ở của ông bạn nếu vụ việc chia thừa kế đó có yếu tố nước ngoài (áp dụng Nghị quyết 1037). Nếu gia đình bạn không có cô chú nào sống ở nước ngoài trước 01/7/1991 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế của ông bạn đã hết.
Thư Viện Pháp Luật