Thay đổi người được ủy quyền
Theo như bạn trình bày thì Bà A là người ký hợp đồng góp vốn với Công ty bạn. Nay bà A muốn ủy quyền cho nguời khác thực hiện công việc phát sinh từ hợp đồng góp vốn thì bà A (cả chồng bà A nữa) sẽ phải cùng nhau ký hợp đồng ủy quyền cho ông B thực hiện hợp đồng này. Việc ủy quyền này phải có xác nhận của Công chứng viên.
Như bạn nói ông B được ghi vào hợp đồng góp vốn là không đúng quy định của pháp luật vì ông B chỉ là người ủy quyền hay đúng nghĩa là người đại diện theo ủy quyền. Căn cứ Bộ luật Dân sự về đại diện thì ông B là người đại diện cho bà A nhân danh bà A và vì quyền lợi của bà A. Hợp đồng ủy quyền không phải là hợp đồng chuyển quyền nên không thể ghi tên ông B vào hợp đồng được. Nếu Bên bạn đã ghi là sai quy định và thực tế nếu bạn đã chót ghi thì về sau cơ quan Nhà nước cũng không cấp sổ đỏ cho ông B vì ông B chỉ là người đại diện chứ không phải là người sở hữu căn hộ.
Việc bà A và ông B thực hiện ủy quyền như bạn nói chỉ là thỏa thuận với nhau, ủy quyền không hợp pháp nên không thể ghi tên vào hợp đồng được.
Theo quy định chung về việc ủy quyền thì bà A có thể ủy quyền cho ông B hay bất kỳ ai, cũng có thể hủy các việc ủy quyền đã ký hoặc thông bao đơn phương hủy bỏ hợp đồng ủy quyền đã ký theo đúng quy định về Hợp đồng ủy quyền được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Việc ủy quyền không phải việc chuyển quyền nên các bên không phải đóng thuế, trừ phi là việc ủy quyền định đoạt toàn bộ một bất động sản nào đó mà nhằm che dấu giao dịch chính là mua bán thì theo quy định của ngành thuế mỗi lần ủy quyền như vậy được coi là một lần mua bán và phải đóng 2% thuế thu nhập cá nhân.
Thư Viện Pháp Luật