Thế nào là lừa đảo

Thưa luật sư, tôi có quen anh A  , anh A có nhờ tôi cho mượn xe máy để đặt cọc thuê oto tại cơ sở cho thuê xe oto. Và bạn anh A là anh B đã đặt cọc bằng lái xe cùng với anh B, tôi đã cho anh A mượn xe máy để đạt cọc thuê oto cho bạn của anh A là anh C thuê oto đi vào ngày 10/5 đến thời điểm này là ngày 10/6 bạn anh A là anh C vẫn chưa mang oto về. Tôi không lấy được chiếc xe máy ra để đi làm. Thưa luật sư đây có phải là hành vi lừa đảo, xin luật sư cho tôi cách xử lý để có thể lấy chiếc xe của tôi về.

Trường hợp này bạn nên liên lạc trực tiếp với anh A  để anh A liên lạc với anh C mang xe ô tô về trả và lấy lại xe cho mình.

Với vấn đề của bạn cũng cần xác định xem anh quyết định cho anh A mượn xe bao lâu, và bạn có biết việc anh A cho bạn mình là anh C dùng xe đó để đặt cọc thuê ô tô hay không? Việc mượn xe có hợp đồng hay giấy tờ thỏa thuận gì không?

Và nếu anh A và anh C có hành vi cấu kết với nhau mượn tài sản của bạn và cố tình không trả thì hành vi đó có thể là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), cụ thể Điều 140 quy định như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Nếu bạn đã liên lạc mà anh A không trả lại xe cho mình thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu trả lại tài sản đã mượn ( khi có hợp đồng mượn tài sản) hoặc trình báo với cơ quan công an về hành vi của A nếu A có dấu hiệu của tội trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào