Lý do để được kháng nghị
Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền và thủ tục kháng ghị đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật như sau:
"Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.
Điều 286. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó."
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên thì bản án, quyết định mà bạn nói ở trên có thể bị kháng nghị trong thời hạn 03 năm nêu có căn cứ kháng nghị. Việc thi hành án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ cho đến khi có quyết định giải quyết cuối cùng. Nếu hội đồng thẩm phán giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm mà hủy án thì giải quyết lại vụ án hoặc đình chỉ vụ án, nếu bác kháng nghị thì tiếp tục thi hành án. Nếu án không được thi hành nữa thì bên thứ ba được nhận lại số tiền đã bỏ ra để mua tài sản thi hành án.
Thư Viện Pháp Luật