Đánh nhau gây thương tích như thế nào thì không phải đi tù?
Trường hợp của anh bạn là đã phạm vào tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 BLHS.
Vấn đề còn lại là anh trai bạn bị truy tố, xét xử theo khung hình phạt nào? Điều này phụ thuộc vào tỉ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu?
Theo quan điểm cá nhân tôi thì anh trai bạn nên ra đầu thú, chứ không thể lẩn tránh cả đời được. Và khi ra đầu thú thì còn được hưởng tình tiết giảm nhẹ. Nếu không thì anh trai bạn sẽ bị truy nã thôi.
Còn chuyện anh trai bạn có hưởng án treo hay không? Thì phải nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ án xem mức độ nặng, nhẹ như thế nào?
Vì chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
- Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
- Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Còn việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại chỉ là tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS, chứ nó không phải giúp “thoát tội” đâu.
Thư Viện Pháp Luật