Gây tai nạn giao thông còn đánh người thì tội gì?

Anh trai cháu điều khiển xe máy và đâm vào 1 bác đi xe đạp. Hiện nay xe máy đang bị công an giữ, anh trai cháu có uống rượu khi lái xe.khi a.trai cháu đâm vào thì a.trai cháu dừng lại dựng xe của bác đấy và đỡ bác đấy vào đường rồi đưa bác đấy vào bệnh viện GTVT khám thì bác sĩ bảo bị chấn thương phần mềm ở hông.xương ko bị dạn hay sao cả.bác sĩ lúc đó không đề nghị chuyển lên tuyến trên. Người nhà bác đấy muốn lên bệnh viện Việt Đức chụp lại thì họ cũng bảo vậy.bệnh viên bảo cho bác đấy về nghỉ nằm viện 1 hoặc 2 ngày nghỉ ngơi thì chúng cháu cũng đã đựa bác đấy vào bệnh viên GTVT nằm lại 2 hôm đến hôm thứ 2 đi làm thủ tục ra viện thì sáng hôm sau nhà bác đấy muốn chụp chiếu lại.đi chụp lại thì bác sĩ nói là bị tụ máu màng mềm não và phải uống thuốc và theo dõi trong 10 ngày. Sau đó 8 ngày bác đấy đã ra viện.chúng cháu có đến nhà và xin giải quyết tình cảm là trả toàn bộ viện phí tại bệnh viện GTVT và tiền chụp X-quang bên bệnh viện Việt Đức là 4trieu và tiền bồi dưỡng cho bác là 3trieu.nhưng gia đình ko đồng ý đòi chúng cháu trả tất cả là 7 triệu tiền bồi thường (chưa tính viện phí) bao gồm: 22 ngày nghỉ nằm viện và nằm nghỉ ngơi của bác đấy. bác đấy tính mỗi ngày bác đi bán rau được 200.000đ sẽ là 4.400.000đ. tiền trứng bị vỡ khi xảy ra va chạm là 700.000đ.tiền con gái bác đấy nghỉ làm chăm sóc mẹ la 1tr/ 3ngay.và tiền thuốc là 1.600.000đ.chúng cháu quyết định chỉ trả tất cả bao gồm cả viện phí va tiền bồi dưỡng là 7tr. Nếu nhà bác đấy đòi hỏi như vậy chúng cháu muốn cho pháp luật xử lý có hợp lý ko ạ.thưa luật sư tờ hóa đơn của bệnh viên Việt Đức ko có dấu đỏ của bệnh viện. Nếu như giải quyết theo tình cảm được thì mong luật sư cho chúng cháu cách viết chi tiết về các giấy tờ cần thiết khi giaỉ quyết tình cảm 2 anh em cháu đang là sinh viên. rất mong được luật sư tư vấn.

Người điều khiển phương tiện cơ giới mà có mùi rượu bia và đâm xe vào người khác là vi phạm quy định của pháp luật giao thông và phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Việc bồi thường căn cứ vào thiệt hại về sức khỏe của người bị đâm xe và do người có lỗi chủ động thương lượng dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự như sau:

Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.

 

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

  Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào