Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 301 BLHS (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn)

Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 301 (tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn) là trường hợp nào?

    Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là: để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng
.
    a) Để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn
 
    Theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì tội phạm được chia thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    
    Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù.
    
    Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù.
 
    Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù.
    
    Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
    
    Thực tiễn cho thấy, khi cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát khởi tố hoạc truy tố đối với người phạm tội về một tội phạm cụ thể nào đó quy định tại Bộ Luật Hình sự không có nghĩa là người đó đã bị tòa án kết án về tội phạm do Viện kiểm sát truy tố mà có nhiều trường hợp tòa án kết án người phạm tội về tội phạm khác nặng hơn hoặc nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố. Nếu tòa án kết án đúng tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố thì điều khoản áp dụng cũng có thể khác với điều khoản của Bộ Luật Hình sự mà Viện kiểm sát đã truy tố.
 
    Vì vậy, căn cứ để xác định người bị giam về một tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là căn cứ vào quyết định khởi tố của cơ quan điều tra, quyết định truy tố (bản cáo trạng) của Viện kiểm sát hoặc bản án của tòa án và tùy từng giai đoạn cụ thể mà người bị giam trốn, để xác định người bị giam về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
 
    Ví dụ: Nguyễn Văn Q bị khởi tố tạm giam về tội giết người theo khoản 2 điều 93 Bộ Luật Hình sự, trong giai đoạn điều tra, lợi dụng sự thiếu trách nhiệm của Vũ Quốc Tr, cán bộ canh gác nên Q đã bỏ trốn thì Vũ Quốc Tr thiếu trách nhiệm để người bị giam về tội rất nghiêm trọng trốn.
 
    Tuy nhiên, đối với người bị tam giữ thì việc xác định họ bị tạm giữ về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hay không là rất khó và cũng chưa có căn cứ pháp luật để áp dụng vì họ chưa bị khởi tố nên cũng chưa thể xác định họ bị khởi tố về tội phạm gì theo quy định tại điều luật nào của Bộ Luật Hình sự. Do đó, quy định tại điểm a khoản 2 của điều luật này chỉ có ý nghĩa đối với người bị tam giam chứ không thể có đối với người tạm giữ.
 
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
 
    Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây hậu quả nghiệm trọng nhưng tính chất và mức độ nghiêm trọng cao hơn.
 
    Khi xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn cần chú ý:
    
    Nếu là hoạt động gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi thiếu trách nhiệm để người phạm tội ít nghiêm trọng bị giam giữ trốn mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù bỏ trốn không bắt được ngay mà phải ra lệnh truy nã và người bỏ trốn phạm tội mới gây thiệt hại nghiêm trọng đến vật chất cho người khác thì coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn gây ra. Thiệt hại nghiêm trọng về vật chất có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001.
    
    Ví dụ: Nguyễn Văn D phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 139 Bộ Luật Hình sự và bị tạm giam. Do thiếu trách nhiệm của cán bộ canh gác nên D đã bỏ trốn, Nguyễn Văn D phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với giá trị tài sản là trên 500 triệu thì hành vi thiếu trách nhiệm để Nguyễn Văn D bỏ trốn phải coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
    Nếu là thiệt hại do người bị giam giữ trốn gây ra cho xã hội sau khi đã bỏ trốn mà thiệt hại đó không phải là về vật chất thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra,như sau khi bỏ trốn người bị giam, giữ đã phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội nhiều lần nhưng không bị bắt lại, gây hoang mang cho xã hội.// Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều 301, người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
 
    Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm tù hoặc được chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật, để người bị giam, giữ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trốn và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào