Hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc.
Trước hết về bản chất cả hai hình thức hợp đồng trên đều là sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng đó trên cơ sở thỏa thuận, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên cùng hướng đến các lợi ích của mình khi tham gia quan hệ đó.
Tuy nhiên hai hợp đồng này có những sự khác nhau nhất định.
Đối với hợp đồng kinh tế hay hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán....sẽ làm phát sinh ngay quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đó ví dụ nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ bảo hành....
Đối với hợp đồng nguyên tắc thường sẽ được sử dụng khi các bên mới bước đầu tiếp cận tìm hiểu khả năng, nhu cầu của nhau và đã thống nhất được một số nội dung về việc hợp tác. hợp đồng này chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Do tính chất và thời điểm hình thành các hợp đồng nêu trên là khác nhau nên quyên và nghĩa vụ của các bên trong từng hợp đồng cũng sẽ khác nhau. Hợp đồng nguyên tắc thường được các bên ký ở giai đoạn tiến hành đàm phán, thương lượng, Hợp đồng mua bán, hợp đồng kinh tế.... có thể là hợp đồng phát sinh từ hợp đồng nguyên tắc đã được các bên ký kết.
Tùy các chủ thể khác nhau mà khi đàm phán thương lượng có thể áp dụng các văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư....
Thư Viện Pháp Luật