Công nhân không được lĩnh lương lấy cắp hàng bán phạm tội gì?

Em có một số thắc mắc rất mong sớm nhận được câu trả lời tư vấn của luật sư. Anh trai em làm việc cho công ty đóng tàu vinashin ở Quảng Ninh , trong tình trạng vinashin khủng hoảng thì lương của công nhân bất ổn thế nên anh em lâm vào tình trạng làm việc không được lĩnh lương ngay nên đời sống rất khó khăn, cùng lúc ấy chị dâu em sinh con nhưng cháu bé lại phải chuyển tận lên viện nhi TW để thay máu vì máu mẹ và con bất đồng. Khi đó anh em không có một đồng nào trong người để đưa vợ đi đẻ lên phải vay mượn rất nhiều nơi, lúc cháu bé được xuất viện vì thay máu xong thì lại phải vào viện vì viêm phổi, lúc ấy bạn bè của anh em đã rủ anh đi làm thuê - vận chuyển những thùng sơn ăn cắp của công ty ra ngoài để bán.  Anh em chỉ chuyển hàng ra và khi trót lọt thì được trả năm trăm nghìn đồng. Không may vụ này bị phát hiện anh em cùng những người đồng phạm đã khai báo thành khẩn và những người cầm đầu tổ chức( toàn cán bộ  của vinashin) hoàn trả lại số hàng trên.Vụ việc này đã được tòa án nhân dân Quảng Ninh thụ lý, họ cho người về điều tra  thì anh em có thân nhân tốt, đã từng tham gia nghĩa vụ quân sự. Hôm vừa rồi tòa án có gọi anh em lên để kết luận về tội trộm cắp tài sản nhưng hôm nay lại hoãn tòa lại và đưa ra tội tham ô tài sản. Vậy em xin luật sư tư vấn giúp xem anh em phạm tội gì và sẽ bị xử phạt thế nào? Em xin chân thành cám ơn luật sư!

Nếu như nội dung bạn mô tả thì đây là Tội tham ô theo quy định tại điều 278 Bộ luật hình sự.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tội này là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp này, một số cán bộ của đơn vị đã chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý là sơn, hành vi có thể là công khai hoặc lén lút, bí mật... Anh bạn tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức.

Về mức hình phạt thì bạn tham khảo quy định của bộ luật nhé:

Điều 278.   Tội tham ô tài sản 

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ)  Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến  hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm sở hữu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào