Trợ cấp mất việc
1/ Khi những lao động này chuyển sang đơn vị mới thì đương nhiên phải thanh lý hợp đồng lao động với đơn vị cũ, tất toán các quyền lợi có liên quan để ký hợp đồng với đơn vị mới. Tuy nhiên, pháp luật ko quy định trong trương hợp này đơn vị mới phải ký hợp đồng lao động ko xác định thời hạn như là đơn vị cũ đã ký vì bản chất của hợp đồng là bình đẳng thỏa thuận nên việc xem xét ký theo hình thức nào là hai bên thỏa thuận tùy theo thực tế công việc. Tuy nhiên, việc ký theo hình thức 1 năm là cũng gây thiệt thòi cho những lao động chuyển sang nhất là đối với những ngươi có thâm niên lâu năn và tay nghề cao. Trong trường hợp này, nếu tập thể lao động ko đồng ý ký 1 năm thì phài có ý kiến đề nghị cơ quan cấp trên, công đoàn can thiệp để bảo vệ quyền lợi cho mình yêu cầu cho ký lại hai năm hoặc 3 năm hoặc ko xác định thời hạn như cũ chứ nếu đã đồng ý ký 1 năm xem như ko thể khiếu nại gì được nữa. 2/ Khi người lao động chuyển sang ký hợp đồng lao động với đơn vị mới thì thâm niên cũ không có ý nghĩa gi nếu đơn vị mới không đồng ý. 3/ Một trong những cơ sở để chấm dứt quan hệ lao động là hợp đồng lao động hết hạn và không có nhu cần ký tiếp nên đơn vị này có quyền ko ký tiếp khi hợp đồng hết hạn nếu họ ko có nhu cầu sử dụng lao động. 4/ Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì chỉ chi trả trợ cấp thôi việc chứ ko phải là trợ cấp mất việc.
Thư Viện Pháp Luật