Làm bìa đỏ có phải đủ mặt thành viên trong gia đình?

Đất nhà, đất vườn hiện của gia đình tôi có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng do mẹ tôi là chủ sở hữu ( bố tôi đã mất ) nhưng chưa có bìa đỏ. Thời gian gần đây chính quyền địa phương mới có chủ trương cấp bìa đỏ cho dân. Đất đai nhà tôi đã được cán bộ địa phương đo đạc xong. Nhưng khi làm giấy tờ tại ủy ban địa phương thì được yêu cầu ngoài sự hiện diện của mẹ tôi thì cần phải có mặt đầy đủ tất cả con cái trong gia đình ( kể cả đã có gia đình) để kí xác nhận. Gia đình tôi có 6 người con gái, nhưng một số gần nhà, còn một số đi làm xa nhà, vì nhiều lí do nên không thể có mặt đầy đủ được. Tôi muốn biết vấn đề xin cấp bìa đỏ, có luật nào bắt buộc có mặt đầy đủ con cái tại địa phương để ký nhận hay không?. Hoặc nếu có thì những con ở xa làm đơn xin ủy quyền cho con cái ở gần để họ thay mặt mình ký nhận được không? Và có mẫu đơn nào để tôi ủy quyền cho chị em tôi thay mình làm không ạ?

1. Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, bộ luật dân sự thì tài sản chung vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia. Trong đó chồng được quyền sở hữu 1/2 giá trị tài sản, vợ sở hữu 1/2 giá trị tài sản. Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tàn sản chung vợ chồng. Chỉ những tài sản có trước hôn nhân hoặc được tăng cho riêng, thừa kế riêng, hoặc có nguồn gốc từ tài sản riêng thì mới là tà sản riêng.

2. Theo thông tin bạn nêu thì thừa để trên đứng tên một mình mẹ bạn trên giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân với bố bạn. Do vậy, khi cấp GCN QSD đất phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, có ý kiến của tất cả các thừa kế của bố bạn là đúng pháp luật.

3. Nếu các anh chị em bạn không thể có mặt tại địa phương thì có thể đến phòng công chứng để lập ủy quyền cho người khác quyết định đối với phần di sản mà người đó được thừa kế của bố bạn theo pháp luật. Có văn bản ủy quyền đó thì thủ tục cấp GCN QSD đất mới được thực hiện. Nếu UBND cấp GCN QSD đất đứng tên mẹ bạn với tư cách là đại diện hộ gia đình cũng là một giải pháp nhưng như vậy dễ nhầm lẫn với những người đang có tên trong hộ khẩu của mẹ bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào