Thủ tục nhận lại xe bị mất cắp, nạn nhân có phải chịu nửa giá trị của xe không?
Trong trường hợp này bạn và gia đình là người bị hại trong vụ việc, nếu sự việc được khởi tố là vụ án hình sự khi đó bạn và gia đình sẽ tham gia vụ án với tư cách là người bị hại theo quy định tại Điều 51, Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị hại có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Điều 51. Người bị hại
1. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.
2. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền:
a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.
3. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.
4. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; nếu từ chối khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật hình sự.
5. Trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền quy định tại Điều này.
Khi được nhận lại tài sản của mình người bị hại không phải thanh toán bất cứ một khoản tiền nào, người bị hại chỉ phải ký các biên bản bàn giao về tài sản.
Do đó nếu công an địa phương yêu cầu gia đình bạn phải thanh toán 50% giá trị chiếc xe là không đúng pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật