Ông nội tôi mù vào năm 1962 và bà nội tôi bị tật nguyền nên không làm việc nặng được, gia đình có 5 người con. Vì gia đình rất nghèo mà con gái lớn theo chồng, người con thứ ba và thứ năm không có nhà, ba tôi và bác thứ tư phải ở nhà chăm sóc phụ giúp ông bà nội, ba tôi và một người bác thứ tư đã đi khai hoang một mảnh đất có diện tích 1,01 hecta. Vì lúc đó ba và dì còn nhỏ nên ông nội đứng tên....ông nội để cho các bác canh tác. Đến năm 1993 ông nội giao phần đất đó lại cho ba tôi canh tác, lúc ba tôi nhận thì phần đất đó là phân nữa là ruông, phân nữa là rẫy, ba mẹ tôi đã cải tạo phần đất đó thành đất nông nghiệp để canh tác, toàn bộ phần đất là đất rẫy, không còn ruộng nữa. Canh tác đến nay đã 20 năm. Ba đã từng đi làm sổ đỏ nhưng trên địa chính nói là vùng quy hoạch nên không giải quyết nên đến nay sổ đỏ vẫn là ông nội tôi đứng tên. Bây giờ các bác tôi kiện đòi chia phần đất trên. Vậy luật sư cho tôi hỏi có phải chia mảnh đất trên không. Và ba tôi chính là người đi khai hoang mảnh đất và trong 20 năm canh tác đã cải tạo nó thành vùng đất màu mỡ để làm rẫy và ba mẹ tôi phải đóng thuế đất từ trước đến nay. Nếu có chia thì ba tôi có được trả lại phần công sức khai hoang, cải tạo và đóng thuế cho phần đất đó không.....Xin cám ơn luật sư
Nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông bà bạn thì thửa đất đó là tài sản của ông bà bạn. Nếu ông bà bạn có giao dịch hợp pháp để chuyển quyền sử dụng đất cho bố bạn thì bố bạn mới được công nhận quyền sử dụng đất.
Nếu có tranh chấp xảy ra thì chưa có căn cứ để xác định quyền sử dụng đất cho gia đình bạn đối với diện tích đất đó. Công sức duy trì, tu tạo, làm tăng giá trị của đất sẽ được ghi nhận.