Thủ tục hủy quyền từ chối thừa kế

1. Vào năm 2009, chồng em do nóng nảy mâu thuẫn trong gia đình (do người con rể sắp xếp ) đã lên UBND viết giấy từ chối quyền thừa kế (nhưng cũng không nhớ nội dung viết trong giấy từ chối là gì, chỉ biết về nhà ãnh có nói lại là không dính dáng tới căn nhà hiện nay) 2. Ba chồng đã mất 23 năm nay, giấy tờ nhà hợp thức ra sổ hồng tên mẹ chồng đứng. 3. Nhà hiện nay có 5 người con (2 trai và 3 người con gái, trong đó một người con gái hiện đang ở Canada) 4. Người con rể hiện nay đang làm áp lực với mẹ chồng em để bắt bà chia nhà. Giờ mẹ chồng em muốn lập di chúc cho 3 người con (2 trai và con gái bên Canada) vì 2 người con gái kia bà đã cho 2 căn nhà rồi nên bà không chia cho nữa 5. Em có một thắc mắc: nếu mẹ chồng em viết di chúc như thế thì chồng em có được hưởng phần tài sản này hay không (do lúc 2009 đã từ chối) 6. Nếu muốn  phần tài sản này thì chồng em phải làm những thủ tục gì? 7. Và khi chồng em đã từ chối thì bây giờ có hủy được hay không? Thủ tục ra sao? 

Theo quy định của pháp luật thì chỉ có từ chối nhận di sản thừa kế và việc từ chối nhận di sản thửa kề phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ khi người có di sản chết, quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005:

Điều 642. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Do đó chồng bạn có lập văn bản từ chối nhận di sản vào năm 2009 là không đúng pháp luật.

Nếu năm 2009 các đồng thừa kế đồng ý tặng cho mẹ chồng bạn và mẹ chồng bạn đã đứng tên nhà đất này thì mẹ chồng bạn có quyền tặng cho hoặc di chúc cho bất kỳ ai. Chồng bạn không bị hạn chế gì hết. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào