10tr"  để gia đình và công nhân A xem xét phối hợp làm việc với công ty A như vậy có bị vi phạm pháp luật hay không (như xúc phạm, vi phạm nhân quyền của công nhân B)? 2. Trong trường hợp Công ty và Công nhân A không thể thỏa thuận được về thời gian trả tiền, Công ty A có thể lập đơn kiện công nhân B về tội chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có thủ tục sẽ là như thế nào? . "> 10tr"  để gia đình và công nhân A xem xét phối hợp làm việc với công ty A như vậy có bị vi phạm pháp luật hay không (như xúc phạm, vi phạm nhân quyền của công nhân B)? 2. Trong trường hợp Công ty và Công nhân A không thể thỏa thuận được về thời gian trả tiền, Công ty A có thể lập đơn kiện công nhân B về tội chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có thủ tục sẽ là như thế nào? . ">

Yêu cầu hoàn tiền thai sản cho chuyển nhầm

Tôi là Kế toán trưởng tại 1 công ty A - Trong T10/2014, nhân viên của bộ phận tôi đã thanh toán nhầm tiền thai sản cho 1 công nhân B làm việc tại công ty (trả 2 lần - tức là đúng ra bạn này được 15tr tiền trợ cấp thai sản theo quyết định của cơ quan bảo hiểm, nhưng vì lỗi hệ thống chuyển tiền qua internet banking, cũng như lỗi cá nhân làm việc nên bạn công nhân B làm việc của công ty tôi được trả 2 lần tiền trợ cấp thai sản là 30tr). Sau khi phát hiện công ty A đã liên hệ cho công nhân B nhiều lần nhưng không được. Công ty cũng có cử người đến nói chuyện và làm việc với công nhân B tại nhà, nhưng không gặp và đã nói chuyện với gia đình công nhân B về việc Công ty yêu cầu công nhân B hoàn lại tiền cho công ty A. Người được công ty A cử đến nói chuyện với gia đình công nhân B, khi nói chuyện đã nói với Gia đình hướng xử lý nếu như Công nhân B không hoàn lại tiền công ty A đã trả nhầm công ty sẽ làm đơn kiện gửi lên công an. Và theo luật với tội chiếm đoạt tài sản có giá trị >10tr sẽ bị phạt tù 2 năm. Công ty A đã gửi đơn trình báo lên công an, sau khi làm việc với công an công nhân B yêu cầu công ty A phải viết thư yêu cầu hoàn tiền, công ty A đã làm theo yêu cầu của công nhân B và cho hạn để công nhân B hoàn trả tiền cho Công ty A, nhưng công nhân B không hoàn trả, cũng không thông báo và liên lạc với công ty A. Khi công ty  A liên hệ với công nhân B thì công nhân B nói sẽ trả lại công ty A sau khi trở lại làm việc (hết thời gian nghỉ thai sản). Vậy tôi muốn hỏi Luật sư: 1. Khi nhân viên được cử đến gia đình công nhân B, có đưa ra trích dẫn luật như vậy là đúng hay sai? Nhân viên công ty A Sử dụng từ ngữ là "chiếm đoạt tài sản có giá trị >10tr"  để gia đình và công nhân A xem xét phối hợp làm việc với công ty A như vậy có bị vi phạm pháp luật hay không (như xúc phạm, vi phạm nhân quyền của công nhân B)? 2. Trong trường hợp Công ty và Công nhân A không thể thỏa thuận được về thời gian trả tiền, Công ty A có thể lập đơn kiện công nhân B về tội chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu có thủ tục sẽ là như thế nào?

 Điều 141 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định:

"Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.".

Như vậy, theo quy định pháp luật trên mà cơ quan điều tra có căn cứ xác định người công nhân đó cố tình không trả lại tài sản cho công ty thì có thể xử lý hình sự theo tội danh này. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ thai sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào