Bị xử tội gì khi tông người đi bộ thương tật 35%

Em gây tai nạn giao thông trên đương tỉnh lộ, vì xe tải pha đèn quá sáng nên em ko thấy người đi bộ đi cùng chiều và tung người ta, sau đó em ngã xuống đường bất tỉnh ko biết gì nữa. Người đó kiện em và làm giám định thương tật 35%. Em đã bồi thường toàn bộ tiền thuốc va chi phí điều trị nhưng người đó còn yêu cầu thêm tiền công lao động những ngày điều trị  đồng thời còn tiền công của vợ nuôi tổng cộng là 27 triệu dông thì mới làm giấy bãi nại Nhưng gia cảnh nhà em rât khó khăn. Tiền viện phí của người đó chưa tới 10 triệu nhưng gia đình em đã bồi thường 15 triệu rồi. em cũng bị thương rất nặng. Em bị truy tố ở khoan 2 điều 202 BLHS va đã có quyết định truy tố vi chưa có bằng lái xe.Ngày 7/9 tòa sẽ xét xử. Em đang học đại học nhưng bị tạm hoãn 1 năm vì chấn thương nên vẫn chưa thể đi học lại. Xin hỏi LS là em co khả năng được hưởng án treo và tiếp tục di học được hay ko, yêu cầu bồi thường của người ta như vậy có quá đáng ko? Nếu em ko được án treo thi em nên làm gì để được hưởng án treo. Rất mong luật sư trả lời giúp em vi sắp tới ngày xử án. Em xin chân thành cảm ơn luật sư. (người đó nằm viện 15 ngày và 3 tháng sau thì bình phục)

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị truy tố ở khoản 2 Điều 202. "Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;..."

Trong khi đó, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
-         Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

- Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;

- Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. 

Như vậy, để được hưởng án treo thì Tòa phải tuyên bạn 3 năm tù (thấp nhất của khung hình phạt) + 02 tình tiết giảm nhẹ... mới có thể hưởng án treo.
Nhưng trường hợp của bạn rất khó.
Việc đòi hỏi của bị hại như trên là tương đối phù hợp với quy định của bộ luật dân sự theo

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Vấn đề là căn cứ của người bị hại đòi số tiền trên như tiền công lao động của bị hại, vợ bị hại... có đúng không thôi?...

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào