Mở trung tâm bảo hành của Công ty
Nếu bạn muốn mở thêm điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện, chi nhánh tại các địa điểm khác ngoài trụ sở chính, bạn cần thực hiện các thủ tục xin đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh theo quy định.Việc lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu của công ty bạn. Như trong tình huống của bạn nêu thì hình thức nên chọn phù hợp hơn cả là lập địa điểm kinh doanh mới.
Nội dung này được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được đặt địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
+Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh);
c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
+Thời gian làm việc: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp.
Thư Viện Pháp Luật