Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 302 BLHS (tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ)

Trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 302 (tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ ) là trường hợp nào?

 Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
    a) Tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng
 
    Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 30. Việc xác định một người đang bị giam, giữ về tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng cũng tương tự như trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 301, tức là phải căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự.
    
    Mặc dù tha trái pháp luật người đang bị giam, giữ xét về tính chất của hành vi thì chúng ta thấy nghiêm trọng hơn đối với tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn, nhưng nhà làm luật quy định mức hình phạt trong các khung hình phạt cũng ngang bằng với mức hình phạt quy định tại các khung hình phạt đối với tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn, thậm chí còn nhẹ hơn. Ví dụ: khoản 2 Điều 301 Bộ luật hình sự quy định phạm tội để người bị giam, giữ trốn về tội phạm nghiêm trọng là người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật với khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm. Trong khi đó, người phạm tội tha trái pháp luật người bị giam, giữ về tội phạm nghiêm trọng thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 302 có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Việc quy định này không phù hợp.
 
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
 
     Nhà làm luật không quy định trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu định tội hay dấu hiệu định khung hình phạt nhưng lại quy định phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là trường hợp hiếm thấy trong các điều luật khác của Bộ luật hình sự. Thông thường, khi quy định hậu quả nghiêm trọng là yếu tố định tội thì mới quy định gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt hoặc đã quy định gây hậu quả nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt trong điều khoản của Bộ luật hình sự (khung hình phạt nhẹ hơn) thì mới quy định tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt ở khung hình phạt nặng hơn. Nếu căn cứ vào cấu tạo của Điều 302 thì có thể hiểu rằng, bản thân hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ đã gây hậu quả nghiêm trọng rồi, và nếu như vậy, thì như trên đã phân tích mức hình phạt trong các khung hình phạt đối với tội phạm chưa phù hợp.
    
    Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thiếu trách nhiệm để người bị giam, gĩ trốn gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 301. do đó, kho xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị giam, gĩư cần chú ý:
 
    Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét xử hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù và sau khi được tha người bị giam, gĩ phạm tội mới gây thiệt hại nghiêm trọng đến vật chất cho người khác thì coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ gây ra.
    
    Nếu là thiệt hại do tha trái pháp luật người bị giam., giữ là thiệt hại về vật chất thì có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 để xác định hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi tha trái pháp luật người bị giam, giữ gây ra.
 
    Nếu là thiệt hại do tha trái pháp luật người bị giam, giữ gây ra cho xã hội không phải là thiệt hại về vật chất thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả rất nghiêm trọng (như người bị giam, giữ được tha trái pháp luật lại phạm tội mới là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm nhiều lần, gây hoang mang cho xã hội…)
    
    Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khỏan 2 Điều 302, người phạm tội bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm, là tội phạm nghiêm trọng.
 
    Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nếu chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng không hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới hai năm hoặc được chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ. Nếu thuộc cả hai trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến bảy năm tù.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào