Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông khi người điều khiển không là chủ sở hữu
Trường hợp này cần căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ việc để xác định trách nhiệm bồi thường cho bạn theo các nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại hay bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
* Thứ nhất, nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trực tiếp của người lái xe (vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) và có lỗi của người điều khiển ô tô (tức là con của ông A – sau đây được gọi là B) thì B phải bồi thường thiệt hại cho bạn. Trong trường hợp B không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông (chưa đủ tuổi, không có bằng lái xe hợp lệ…) thì ông A là người có lỗi khi giao xe cho người khác sử dụng trái pháp luật và phải liên đới bồi thường thiệt hại theo quy định về bồi thường thiệt hại thông thường.
* Thứ hai, nếu xác định thiệt hại xảy ra do chính chiếc xe ô tô gây ra (không liên quan đến hành vi trực tiếp của người điều khiển ô tô) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 623 BLDS – bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (phương tiện giao thông đường bộ) gây ra. Theo đó, Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (ông A) phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.Ông A phải bồi thường thiệt hại do chiếc xe ô tô gây ra kể cả trong trường hợp không có lỗi; do ông A đã giao cho B chiếm hữu, sử dụng thì B phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thư Viện Pháp Luật