Xác định thẩm quyền thi hành án dân sự
Theo Luật Thi hành án dân sự, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định.
Tại Khoản 1, Điều 35 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, quy định:
“1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;
d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác”.
Đối chiếu với quy định nêu trên, trường hợp của bạn thuộc khoản b, Điều 35. Vì đối tượng phải thi hành án không tự nguyện thi hành, bạn có thể nhờ cơ quan thi hành án dân sự của quận HBT giúp thi hành án. Bạn phải nộp đơn (hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện) và nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan cho cơ quan thi hành án dân sự.
Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây (Điều 31 củaLuật Thi hành án dân sự):
- Tên, địa chỉ của bạn;
- Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Chữ ký của người làm đơn.
Thư Viện Pháp Luật