Cho đất bằng miệng thì có gái trị pháp lý không?

Ông bà nội tôi có một khu đât ở,năm 1986 ông tôi ốm nặng có gọi các con gồm hai bác gái,bố tôi,mẹ tôi(là con dâu) ,và chú tôi( hiện nay đã mât) lại và phân chia thửa đât cho moi người.hai bác gái và chú tôi đều được chia phần đất ở riêng đến nay vẫn không có tranh chấp gì.riêng bố tôi thời điểm đó bỏ mẹ con tôi đi laấy vợ khác nên ông nội có nói là số đất còn lại ông cho mẹ con tôi mà không cho bố tôi.từ đó đến nay mẹ con tôi vẫn ở trên mảnh đất này,sử dụng và đóng thúê đầy đủ. Còn bố tôi thì không ở cùng mẹ con tôi và cũng không thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì. Đến năm 2011 nha tôi lam sổ đỏ thì vẫn có tên bố tôi và mẹ tôi trong sổ. Vậy các ls cho tôi hỏi mấy câu sau : thứ nhất là lời dặn của ông tôi có phải là di chúc hợp pháp không vì thời điểm đó (1986) mẹ tôi không hiểu biết luật nên ko đi công chứng được. Thứ hai là các bác gái (chị bố tôi) có thể làm chứng được không khi bố tôi đòi quyền sở hữu toàn bộ đất nhà tôi đang ở.và theo luật thì bố tôi có được sở hữu không? nếu bố tôi không có quyền sở hữu đất đó thì có thể làm lại sổ đỏ mà không có tên ông được không?

Theo thông tin bạn nêu thì việc nói cho đất bằng miệng của ông bạn không có giá trị pháp lý. Thực tế khi cấp GCN QSD đất nhà nước cũng không cấp cho mẹ bạn và anh em bạn như tâm nguyện của ông bạn.

 Nếu nhà đất đó là di sản do ông bà bạn để lại, không có di chúc hợp pháp thì chỉ có các con đẻ của ông bà bạn mới có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Mẹ bạn là con dâu không được hưởng thừa kế. Nếu có tranh chấp thì mẹ bạn chỉ có thể được hưởng một phần công sức duy trì, tu tạo di sản (nếu có).

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào