Di dời ngoài quy hoạch được giải quyết như thế nào?

Gia đình tôi di cư tự do từ miền bắc vào Đak Nông làm kinh tế từ năm 1997 (đi khai hoang) đến năm 1998 đã có hộ khẩu thường trú tại đây.Bên cạnh đất nhà tôi ở (cũng là rẫy càfê và đã có sổ đỏ đất ở, đất sản xuất) có một khu đất nằm ngay trên trữ lượng đá xây dựng rất lớn, đương nhiên cũng có hơn chục hộ dân sinh sống làm nhà ở trên đó từ những năm 1998,1999.Đến năm 2008 tỉnh quy hoạch và cấp giấy phép khai thác bãi đá trên cho một doanh nghiệp tư nhân với diện tích 3,7ha trong thời hạn đến hết năm 2012,doanh nghiệp (DN) đã tiến hành đền bù di dời các hộ dân trong quy hoạch theo luật định nhưng gia đình tôi và hai hộ dân nữa vì nằm ngoài quy hoạch nên không đền bù di dời .nhưng vì DN khai thác đá chủ yếu sử dụng máy khoan sâu xuống rồi dùng thuốc nổ (trên 100kg /lần) công phá nên gây nguy hiểm cho các hộ xung quanh thậm chí đã có nhiều lần đá văng vào nhà chúng tôi, chúng tôi yêu cầu DN phải đền bù di dời chúng tôi ra khỏi bán kính nguy hiểm của việc nổ mìn nhưng DN không đáp ứng chỉ cam kết an toàn qua loa cho qua chuyện,thời gian trôi qua đến hết năm 2012 tỉnh lại cấp phép gia hạn cho DN khai thác tiếp (không rõ thời hạn trót) nhưng đến hết năm 2013 thì tỉnh đình chỉ khai thác và sử dụng thuốc nổ của DN nghe đâu là do nhà nước đang điều chỉnh thuế đối với các mỏ khoáng sản .vì vậy từ đầu năm 2014 đến tháng 8/2014 DN chỉ dùng các máy đập đá để khai thác. Tháng 8/2014 tỉnh lại cấp giấy phép gia hạn cho DN sử dụng thuốc nổ đến hết tháng 12/2014 để khai thác đá,sau đó DN sử dụng số lượng thuốc rất lớn khiến nhà tôi bị nứt nền.vì sự an toàn cho tính mạng và tài sản 3hộ dân chúng tôi không cho DN nổ ́mìn nữa bằng cách ngăn cản trực tiếp và yêu cầu DN di dời chúng tôi ra khỏi bán kính nổ mìn theo quy định pháp luật. Theo tôi được biết thì trong giấy phép gia hạn lần này thì bán kính an toàn tối thiểu sử dụng vật liệu nổ là 200mét với người và 100mét với tài sản ,vậy mà nhà chúng tôi chỉ cách bãi mìn có 100met . Tôi xin hỏi luật sư là khi chưa tiến hành xác minh rõ công trường về mức độ an toàn mà tỉnh đã cấp giấy phép gia hạn cho DN như thế có đúng không? Chúng tôi có quyền khiếu kiện quyết định đó không? Thứ hai là DN phải có trách nhiệm đền bù di dời chúng tôi như thế nào? Nếu không thỏa đáng chúng tôi có bị áp giá đền bù di dời như trong quy hoạch hay không?..

Để được cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì Doanh nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định pháp luật và phải đầy đủ hồ sơ như sau:

Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo ký.

- Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật;

- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

- Bản sao Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; Giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản uỷ quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp; 

- Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;

- Phương án nổ mìn theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 5 Thông tư này;

Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép;

- Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN;

- Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thoả mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;   

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương tiện VLNCN thoả mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;

- Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN; Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có).

Nếu việc cấp phép không đúng quy định như trên thì cá nhân, tổ chức có thể kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp. Nếu việc khai thác của doanh nghiệp gây thiệt hại tới tài sản, tính mạng, sức khỏe của người dân trên địa bàn thì phải bồi thường thỏa đáng theo các quy định của luật dân sự. Nếu các bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thì có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào