Xác định con chung của vợ chồng sau khi ly hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nếu cháu bé do bạn được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày thời điểm chấm dứt hôn nhân (1/3/2015) sẽ đương nhiên được xác định là con chung của vợ chồng bạn có nghĩa là con của chồng cũ của bạn.
Theo khoản 2 Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này”.
Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết”.
Như vậy, bạn có thể đề nghị Tòa án xác định cha cho cháu bé sau khi sinh cháu.
Theo Điều 669, người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Theo quy định tại Điều 635 Luật dân sự về người thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, nếu cháu bé được bạn sinh ra và còn sống thì cháu bé sẽ được hưởng thừa kế từ chồng cũ của bạn với tư cách là con chưa thành niên trong trường hợp Tòa án phán quyết cháu là con chung của vợ chồng bạn. Cháu bé sẽ được hưởng phần phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Phần di sản thừa kế của cháu không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của người chồng cũ của bạn
Thư Viện Pháp Luật