Kết hôn trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự?
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam, nữ khi kết hôn phải điều kiện kết hôn như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp: kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Theo quy định tại Điều 17 Bộ Luật dân sự: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy bạn trai bị tai nạn và lâm vào tình trạng nhận thức làm chủ hành vi là người bị mất năng lực hành vi dân sự, không đủ điều kiện kết hôn. Vì vậy, việc UBND xã trả lời bạn không thể kết hôn với bạn trai đó là đúng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình thì :Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Do bạn và bạn trai của bạn không kết hôn nên không phát sinh quan hệ hôn nhân. Việc bạn chăm sóc cho bạn trai bạn là do tự nguyện, bạn không có quyền lợi gì. Thậm chí việc chăm sóc cho bạn trai của bạn còn phải được sự đồng ý của bố, mẹ anh ấy hoặc là người giám hộ trong trường hợp bố mẹ anh ấy không còn sống.
Thư Viện Pháp Luật