Có được ủy quyền ký nhận kết quả đăng ký kết hôn?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (viết gon là Thông tư số 15/2015/TT-BTP) thì “Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con”; khoản 5 Điều 3Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: “Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt…”.
Tại Điều 18 Luật hộ tịch quy định về Thủ tục đăng ký kết hôn thì “Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ”.
Như vậy, theo các quy định trên thì việc đăng ký kết hôn thuộc trường hợp không được ủy quyền. Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt là yêu cầu bắt buộc. Đối với trường hợp anh Tiến bận đi công tác đột xuất, thì khi nào về, anh Tiến và chị Hà cùng đến UBND phường để thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.
Thư Viện Pháp Luật