Chứng cứ đĩa ghi âm bảo vệ như thế nào?

Tôi gửi đơn tố cáo bà Cao Thị Thu Ba, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ bịa đặt vu khống cho tôi có nội dung:" Trong giờ hành chính, sử dụng máy móc cơ quan để viết đơn tố cáo bà Thu Ba", hành vi bịa đặt vu khống được phát biểu nhiều lần, trong nhiều cuộc họp. tôi yêu cầu cung cấp chứng cứ về hành vi vu khống nêu trên, bà Thu Ba không cung cấp được. Do có hành vi trên nhiều lần, tôi đã tiến hành ghi âm và gửi đơn tố cáo đến Sở Y tế (cơ quan quản lý được phần cấp) kèm theo 6 đĩa ghi âm có nội dung bịa đặt vu khống nêu trên. Kết luận tố cáo nêu: Người bị tố cáo không công nhận đĩa ghi âm và kết luận tôi tố cáo sai. (Mặc dù việc ghi âm thể hiện công khai trong tất cả các cuộc họp) Xin luật sư cho biết: Kết luận như trên đúng hoặc sai. Xin trình bày thêm: bà Thu Ba chửi, mạt sát tôi trong cuộc họp "...đồng chí là thú tính, không phải là người" (tôi đã cung cấp đĩa ghi âm ctrong cùng một cuộc họp có hành vi bịa đặt vu khống trên). Kết luận xác định tôi tố cáo đúng hành vi chửi bới. Như vậy, trong cùng một đĩa ghi âm, lúc thì công nhận, lúc thì không công nhận. Xin luật sư cho biết cách (lý lẽ) để bảo vệ chứng cứ này, vì tôi sẽ tiếp tục tố cáo đến UBND tỉnh theo quy định (tố cáo tiếp).

Trong cùng một đoạn ghi âm có cùng nội dung và thời điểm ghi âm  thì không thể có chuyện chỉ công nhận nội dung này mà không công nhận nội dung kia trong điều kiện đoạn văn ghi âm là trung thực, không bị cắt dán hay tác động là méo mó sự việc. Nếu không công nhận những nội dung bất lợi cho người bị tố cáo thì phải yêu cầu trưng cầu giám định toàn bộ đoạn ghi âm xem tính chính xác đến đâu để làm cơ sở giải quyết tố cáo.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào