Năm 1994 hộ Nguyễn văn Châu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , giấy đất chỉ ghi mình tên vợ là lê thị ngọt , lúc đó hộ có 5 người , hai vợ chồng và 3 người con . Đến năm 2012 thì người chồng mất , sau năm 2012 thì 3 người con tách ra khỏi hộ . Đến năm 2014 bà Ngọt có đem quyền sử dụng đất đã được cấp năm 1994 như ở trên đến ngân hàng thế chấp dể vay tiền thì được ngân hàng trả lời rằng : Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất trên hiện không đủ giá trị pháp lí để thế chấp nữa , bà phải đi làm lại giấy mới xem quyền sử dụng đất còn lại là bao nhiêu thì mới thế chấp được . Ngân hàng cho rằng lúc cấp quyền sử dụng đấtna8m 1994 địa chính chỉ ghi tên mình bà nhưng thực chất là cấp cho hộ , tức ông chồng bà lúc còn sống có quyền sử dụng trong tổng số diện tích được cấp đó , nhưng năm 2012 ông đã chết , vì vậy số tài sản là quyền sử dụng đất mà ông chồng bà sau khi chết không để lại di chúc cho bà , do đó cần phải phân chia thừa kế theo pháp luật , cho ba bao nhiêu , cho các con bà bao nhiêu , sau đó làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà thì giấy chứng nhận đó mới đủ cơ sở pháp lí để ngân hàng căn cứ nhận làm tài thế chấp . Tuy nhiên khi hỏi trưởng phòng địa chính huyện Cầu kè tỉnh Trà vinh thì lại trả lời là không cần làm lại giấy mà bà Ngọt mặc nhiên được sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 1994 để thực hiện các quyền mà không cần làm lại giấy mới . Vậy Ngân hàng trả lời đúng hay ông trưởng phòng địa chính trả lời đúng
Theo quy định của pháp luật thì trưởng phòng tài nguyên không những trả lời sai mà chẳng hiểu biết gì về pháp luật hết.
Ngân hàng trả lời không cho vay là đúng, tuy nhiên nguyên nhân thì có nhiều vì vậy gia đình cần cung cấp bản pho6to (scan) tôi mới trả lời chính xác lý do.
Theo tôi bạn trình bày chưa rõ là cấp cho bà Ngọt hay cho hộ bà nGọt, thời điểm trên thường cấp có chữ hộ gia đình. Ngoài ra đất trên là loại đất gì nông nghiêp hay đất thổ, và có thời hạn hay không.
Nếu là đất nông nghiệp thì cần xác định thời hạn còn lại, mới có cơ sở cho vay.