Lắp đặt thiết bị điện không đúng thiết kế được phê duyệt, chung cư bị cháy, ai phải bồi thường?
Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Do chủ đầu tư thi công, lắp đặt thiết bị điện không đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu gây nên chập điện cháy và làm tài sản của gia đình bạn bị hư hỏng. Vì vậy, chủ đầu tư là người có lỗi gây ra thiệt hại vì vậy chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản đã gây ra.
Theo Điều 605 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Theo quy định tại Điều 608 Bộ luật Dân sự 2005 về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
- Tài sản bị mất;
- Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Như vây, chủ đầu tư khu chung cư nhà bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tài sản gia đình bạn bị hư hỏng, thiệt hại. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng còn phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho gia đình bạn (bị bỏng, ngạt khí…) nếu bạn có yêu cầu.
Tại Khoản 2 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1, Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
2, Người gây thiệt hại chỉ được giảm mức bồi thường nếu có đủ 2 điều kiện:
- Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
- Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
3, Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại…
4, Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được mức và phương thức bồi thường thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại đối với chủ đầu tư. Tại tòa, các bên vẫn có cơ hội để thương lượng. Nếu việc thương lượng không thành, tòa án sẽ buộc chủ đầu tư bồi thường cho nguyên đơn theo mức đã được hội đồng định giá quyết định.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:
Căn cứ vào quy định trên để bạn đưa ra yêu cầu mức bồi thường thiệt hại đối với chủ đầu tư . Trường hợp chủ đầu tư và bạn không không thỏa thuận được mức bồi thường thì bạn có thể kiện chủ đầu tư ra Tòa án có thẩm quyền.
Thư Viện Pháp Luật