Cộng nối thời gian công tác để được hưởng lương hưu

Từ năm 1990 trở về trước, tôi bị buộc thôi việc oan và đã được Tòa án tỉnh An Giang giải oan. Tuy nhiên cho đến nay, tôi vẫn chưa được nhận trợ cấp thôi việc một lần bởi hồ sơ gốc của tôi đã bị cán bộ Phòng thương binh lao động xã hội thị xã Long Xuyên trước đây (nay là thành phố Long Xuyên) làm thất lạc trong quá trình tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ (có giấy xác nhận của cán bộ đó cũng như giấy xác nhận từ Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên). Lúc đó, tôi có nhiều lần  đến Phòng Lao động Thương binh và xã hội xin được giải quyết chế độ thôi việc một lần nhưng được trả lời là “Hồ sơ đã mất hết nên không thể giải quyết”. Theo Luật bảo hiểm xã hội 2006 tại khoản 4, điều 139 thì “ Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội” . Vì vậy, tôi đã yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang xem xét, cộng nối thời gian ấy cho tôi để tôi được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, cơ quan này đã bác đơn của tôi. Sau đó, tôi khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án tỉnh và được xử thắng thiện thì họ mới xem xét trường hợp của tôi . Sau một thời gian đề nghị tôi bổ sung hồ sơ theo điểm 9 phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tôi đã hoàn tất đầy đủ theo yêu cầu đó thì Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang lại kết luận trong công văn 736/BHXH-TNHS dựa trên công văn hướng dẫn số 2354/BHXH-CSXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hồ sơ của tôi “chưa có căn cứ để xem xét tính thời gian công tác từ năm 1990 trở về trước” và đề nghị chuyển hồ sơ của tôi cho “Sở thương binh lao động tỉnh báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Bộ Lao động và thương binh xã hội về việc giải quyết thời gian công tác trước năm 1990” của tôi trong khi Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân thành phố Long Xuyên hoàn toàn hợp pháp.  Kết luận này đã trái lại với theo điểm 9 phần D Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội  có quy định như sau: “ Trường hợp khi cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc khi giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội mà không còn hồ sơ gốc thì phải có văn bản của cơ quan chủ quản giải trình lý do bị mất, đồng thời xác nhận về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận đó, kèm theo các giấy tờ có liên quan đến thời gian làm việc, nơi làm việc, tính chất công việc, tiền lương, tiền công (nếu có)”.    1.      Hành vi và kết luận trên của Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang là đúng hay sai? 2.      Thẩm quyền xem xét, cộng nối thời gian công tác trước năm 1990 của tôi thuộc về  cơ quan nào trong các cơ quan sau đây: Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở thương binh lao động xã hội tỉnh An Giang, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội? 3.      Nếu thẩm quyền thuộc về một trong các cơ quan chức năng trên thì trường hợp của tôi sẽ được giải quyết như thế nào và thời gian giải quyết là bao lâu vì tôi đã gần đến thời gian nghỉ hưu, nếu thời gian giải quyết quá lâu do lỗi thuộc về các cơ quan chức năng có liên quan thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho tôi?

Theo tôi trường hợp bạn bản án hành chính có hiệu lực thi hành mà cơ quan BHXH không thực hiện là sai. Bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án địa phương tiến hành cưỡng chế thi hành bản án này.

Tất cả việc tính toán và chi trả cho NLĐ do cơ quan BHXH thực hiện.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào