Chia di sản thừa kế khi vắng mặt người trong hàng thừa kế
Trong trường hợp bố mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì di sản do bố mẹ bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự về người thừa kế theo pháp luật thì:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".
Như vậy, di sản do bố mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho những người thừa kế của bố mẹ bạn. Trường hợp của bạn vì bố mẹ bạn có con chung, con riêng nên di sản thừa kế sẽ được chia như sau:
Vì bố bạn mất trước nên trong khối tài sản chung của bố mẹ bạn thì 1/2 khối tài sản chung là di sản của bố bạn để lại còn 1/2 khối tài sản chung là tài sản riêng của mẹ bạn. Phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều thành 4 phần, gồm những người thừa kế của bố bạn bao gồm: mẹ bạn, bạn và 02 người con riêng của mẹ bạn. Mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Trong trường hợp mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì phần di sản của mẹ bạn bao gồm phần tài sản riêng của mẹ bạn là ½ khối tài sản chung và phần tài sản thừa kế từ bố bạn sẽ được chia đều cho những người thừa kế bao gồm: bạn và người con riêng của mẹ bạn.
Theo Điều 679 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật dân sự”.
Như vậy, 01 người con riêng của bố bạn (ở cùng với bố mẹ bạn) cũng có thể được hưởng thừa kế từ di sản của mẹ bạn nếu mẹ bạn và người con riêng đó có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như mẹ con.
Trong trường hợp mẹ bạn mất, bạn thì có thể đề nghị Tòa án làm thủ tục tuyên bố người đó mất tích để tiến hành chia di sản thừa kế của mẹ bạn.
Theo quy định Điều 687 BLDS cũng có quy định như sau:
"1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Tuy nhiên sau khi Tòa án phân chia di sản thừa kế , nếu sau này người con riêng mẹ bạn bị tuyên bố mất tích mà quay về thì bạn và người con riêng của bố bạn được hưởng thừa kế của mẹ bạn (nếu có quan hệ như mẹ con) phải thanh toán cho người con riêng của mẹ bạn một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận.
Thư Viện Pháp Luật