Quyền hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Bộ Luật dân sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Vì vậy, hiện nay vẫn áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015.
Theo quy định tại điều 663 Bộ Luật dân sự về di chúc chung của vợ, chồng như sau: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”.
Theo Điều 668, Bộ luật dân sự năm 2005 quy địnhh về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng như sau: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.
Theo Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồngnhư sau:
- Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
- Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.
Vì ông bạn đã mất nên bà bạn không có quyền hủy bỏ di chúc đã lập chung với ông bạn mà chỉ có quyền sửa đổi đổi, bổ sung di chúc chung phần tài sản liên quan đến bà của bạn. Cụ thể là giá trị ½ ngôi nhà của ông bà nội bạn (được xác định là tài sản chung của ông bà) mà không làm thay đổi nguyện vọng và ý chí của ông nội (đã mất) ghi nhận trong nội dung di chúc chung đã được lập.
Thư Viện Pháp Luật