Ông nội tôi có 7 người con , ba tôi là con cả, lúc ông nội tôi còn sống đã cùng với 6 người con trong nhà đều đồng thuận cho ba tôi đứng tên trong sổ đỏ với diện tích đất là 400m2 và có lời hứa (chỉ nói miệng chứ không có bằng chứng nào xác thực) với ông Bác thúc bá là sẽ chia cho một lô đất, khi ông nội tôi mất ông không để lại di chúc. Bây giờ ông Bác thúc bá của tôi nói miếng đất đó là của ông bà để lại và cùng với lời hứa của ông nội tôi khi còn sống nên bắt buộc ba tôi phải chia cho ông một lô, trong khi đó các Cô Chú của tôi thì chưa có ý kiến gì về việc phân chia đất đai cả. Hiện tại ông Bác của tôi nói là đất đai của ông bà nhưng không có giấy tờ gì để làm bằng chứng, trong khi đó ông nội tôi cùng con cháu đã ở trên mãnh đất này từ rất lâu. Vậy, xin hỏi để chứng nhận đất đó là của ông bà thì cần phải có giấy tờ gì và theo luật thì lời hứa của ông nội tôi giá trị như thế nào? Và ba tôi có phải chia đất cho ông Bác thúc bá này không?
Theo qui định của pháp luật về thừa kế điều 676 BLDS 2005 thì đối với các di sản do người chết để lại mà không có di chúc thì về nguyên tắc sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế theo các thứ tự sau: hàng thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu ông nội của bạn không có di chúc do cha của ông nội bạn để lại phần tài sản mà ông nội bạn đang sử dụng thì về nguyên tắc di sản của cha ông nội bạn là di sản chưa chia cho các đồng thừa kế. Theo đó thì các đồng thừa kế ở hàng thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha , mẹ, con của người để lại di sản sẽ được hưởng mỗi người một phần di sản bằng nhau. Khi đó thì ông nội bạn và ông bác thúc bá sẽ cũng được hưỡng phần di sản ngang nhau trong khối di sản chưa chia từ bố mẹ của họ.