Công an có làm đúng theo quy định tố tụng
Thứ nhất, Quyết định khởi tố vụ án sẽ được sơ quan điều tra tiến hành khi đã có đủ các căn cứ để xác định một hay nhiều người thực hiện hành vi phạm tội, tại Điều 126 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khởi tố bị can như sau:
1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm....
3. Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
6. Cơ quan điều tra phải giao ngay quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải giao ngay cho người đã bị khởi tố. Việc giao nhận các quyết định nói trên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Cần phải hiểu người liên quan trong một vụ án hình sự là những ai. Đó là bị can, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Và theo quy định tại khoản 6 Điều 123 Bộ Luật Tố tụng hình sự, sau khi ra quyết định khởi tố, cơ quan điều tra phải giao ngay và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ cho bị can. Như vậy, khi ra quyết định khởi tố vụ án cần thông báo cho những người liên quan biết.
Thứ hai, Việc cơ quan công an không đưa quyết định trả tự do cho A, B, C là sai. Bởi, quyết định trả tự do là bằng chứng để chứng tỏ A, B, C được cơ quan công an công nhận họ không bỏ trốn hay có hành vi khác không đúng với pháp luật, thông qua quyết định đó họ sẽ được trở lại sinh hoạt và làm việc tại địa phương.
Thứ ba, về việc bắt khẩn cấp và sau 9 ngày lại thả là phù hợp theo quy định của pháp luật
Theo Điều 86 Bộ Luật tố tụng hình sự có quy định về việc tạm giữ: Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tại Điều 87 quy định về thời hạn tạm giữ:
Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Như vậy, trường hợp trên với lý do bắt khẩn cấp nên pháp luật cho phép được thực hiện biện pháp tạm giữ và trong thời hạn tối đa không quá 6 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ quan công an đã bắt khẩn cấp anh A, B, C với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản( tài sản là chiếc ô tô với giá trị tương đương bằng món nợ 70 triệu), theo điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ Luật hình sự, khung hình phạt cao nhất mà A, B, C có thể nhận là bảy năm tù giam, thuộc loại tội nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Căn cứ theo Điều 88 BLTTHS quy định tạm giam:
1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Vì vậy, căn cứ vào các quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 88 cho thấy, cơ quan công an có quyền tạm giam A, B, C để đảm bảo cho công tác điều tra và việc thả sau 9 ngày bắt giữ là phù hợp, vì không quá thời hạn tạm giam
Thứ tư, trong trường hợp này, cơ quan công an đã đọc cho anh D để anh D viết đơn tố cáo. Hành động đó là không phù hợp theo quy định của pháp luật, điều đó thể hiện sự không khách quan.
Thư Viện Pháp Luật