Thủ tục thành lập trung tâm nghiên cứu hạch toán độc lập

Tôi hiện công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Được sự cho phép của Lãnh đạo Viện Hàn lâm, tôi sẽ thành lập một Trung tâm nghiên cứu về đô thị, hạch toán độc lập, thuê văn phòng làm việc trong tòa nhà trụ sở chính của Viện Hàn lâm. Trung tâm này sẽ do một PGS. TS thuộc Viện Hàn lâm làm Giám đốc, việc điều hành hoạt động sẽ do người Việt Nam đảm nhiệm, còn chuyên gia nước ngoài sẽ phụ trách về chuyên môn. Vậy, tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn về thủ tục để thành lập Trung tâm, những giấy tờ mà Trung tâm phải chuẩn bị, những tổ chức có liên quan cấp giấy phép hoạt động cho Trung tâm, vốn đăng ký,... Đặc biệt, Trung tâm có sử dụng chuyên gia nước ngoài, vậy quá trình thành lập có phải xin cấp phép gì khác đối với các Trung tâm nghiên cứu thông thường không ?

Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm như câu hỏi nêu ra được quy định bởi Luật Khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, do trung tâm này được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Chính phủ, thành lập nên điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cụ thể ở đây là các tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP và Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Theo đó, điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

c) Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.

 

Hồ sơ thành lập

1. Hồ sơ thẩm định:

a) Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);

c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;

d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập:

a) Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;

b) Dự thảo quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào