Thế chấp ủy uyền giấy chủ quyền nhà?
Đây là vấn đề thực sự phức tạp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh và các giao dịch của bạn có thể không hoàn toàn thể hiện bản chất thực của nó. Ví dụ: Bạn muốn tài sản của người vay tiền (nhà đất) được sử dụng để bảo đảm tiền vay nhưng pháp luật lại không quy định cho bạn được toàn quyền xử lý và vì vậy các bên mới định vận dụng hình thức ủy quyền. Việc ủy quyền cũng không đơn giản vì người nhận ủy quyền không được tự giao kết với chính mình, ngoài ra, đây là bất động sản nên chỉ khi chủ sở hữu đồng ý (nêu trong phạm vi ủy quyền) thì việc giao dịch (ví dụ chuyển nhượng) mới có thể được cơ quan thẩm quyền chấp nhận (như trong việc điều chỉnh sổ hồng cho người mua). Bên cạnh đó, hiệu lực của ủy quyền cũng có nhiều điều cần thận trọng. Vì vậy, nếu giá trị giao dịch là đáng kể thì bạn nên cân nhắc tư vấn trực tiếp.
Thư Viện Pháp Luật