Kính gửi VP Luật. Công ty A là công ty CP chuyển đỏi từ doanh nghiệp nhà nước sang từ năm 2003. Hành nghề trong lĩnh vực XDCB . chủ yếu là nhận thầu các công trình xây dựng có nguồn vốn nhà nước . Từ năm 2003 đến 2010 có 3 giám đốc điều hành lần lượt ông A:2003-2005, ông B từ 2006-2008, ông C từ năm 2008-2010. thay đổi do nghỉ hưu hoặc sang công tác khác . ông D là giám đốc điều hành cho đến nay. Công ty có các đội xây lắp trực thuộc, khi công ty nhận được hợp đồng thì giao khoán cho các đội bằng hợp đồng nội bộ. Công ty khoán thu % trên tổng giá trị hợp đồng. Về vốn để thi công ,theo quy chế công ty cho đội vay thi công không quá 50%, phần vốn vay tính lãi theo ngân hàng. Khi Chủ đầu tư(CĐT) thanh toán thì bù trừ trả cho đội. Tại ĐHĐCĐ năm 2013, ông D báo cáo trước đại hội có 2 ông đội trưởng nợ công ty số tiền 2,7 tỷ đồng do nợ dồn các công trình thanh toán chậm nên công ty. 01 ông đã nghỉ hưu năm 2011, 01 ông vừa bị cho thôi việc. Số tiền này là số lãi vay qua hàng năm do công trình thanh toán vốn chậm và đề nghị thu hồi cổ phần thay nợ bổ sung vào Điều lệ công ty. ĐHĐCĐ giao cho BGĐ công ty thành lập tổ kiểm tra để làm rõ trách nhiệm của các giám đốc đã Điều hành. Sau 5 tháng GĐ công ty báo cho 3 giám đốc cũ đến để thông báo lại kết quả kiểm tra. Báo cáo của tổ kiểm tra lập luận cho rằng Các ông bà giám đốc cũ đã cấp cho các công trình quá 50% vốn để thi công (Các công trình đã bàn giao, và CĐT đã thanh toán) nên kết luận các ông giám đốc A,B,C phải chịụ toàn bộ phần nợ của 2 ông đội trưởng trên là 2,7 tỷ đồng. (Bao gồm cả số tiền phát sinh nợ thời kỳ ông D làm giám đốc). Phân tích cơ cấu chi phí thực tế vào công trình thì: Vốn chi phí (Vật liệu, nhân công, máy + TTP) tại đội=82%, chi phí tại công ty =14%, lãi vay 12% tổng cộng =108%. Như vậy phần lỗ là do lãi vay quá lớn. Thấy vô lý nên các ông bà B, C không đồng ý và cho rằng khi bàn giao điều hành, tình hình tài chính công ty vẫn lành mạnh. Số nợ do rủi ro chậm thanh toán mà có. Ngoài ra khi bàn giao số nợ phải thu phải trả tại Báo cáo tài chính năm 2010 vẫn an toàn, phần phát sinh nợ thời kỳ ông D làm giámm đốc không thể bảo ông A,B,C chịu trách nhiệm được. Biên bản tại cuộc họp đã không có chữ ký của hai ông B,C. Trong 3 tháng sau đó, Các ông A,B,C không nhận được hồi âm nào từ BGĐ hay Hội đồng quản trị, 90 ngày kể từ khi họp thông báo kết quả kiểm tra. Không có quyết định nào, cũng không báo cáo HĐQT , BGĐ công ty ra thông báo liên tiếp 3 lần yêu cầu các ông bà A,B,C phải đến công ty nộp số tiền nợ của 2 ông đội trưởng trên theo kết luận của Tổ kiểm tra. Các ông giám đốc cũ là B,C gửi kiến nghị đến BGĐ, HĐQT và BKS đề nghị xem xét lại . Nhưng không được đồng ý. Hai ông B,C gửi HĐQT yêu cầu họp ĐHĐCĐ để xin ý kiến HĐQT cũng không cho và không có văn bản trả lời và sau đó 01 ngày HĐQT ra quyết định thu hồi toàn bộ cổ phần của 3 ông trên (ông A có 250 cổ phần =250 triệu, ông B có 480 Cp =480 triệu, ông C = 500 cổ phần = 500 triệu, tổng =1.230 cổ phần =1.230.triệu đông. Số còn lại thông báo cho đủ 2,7 tỷ không nộp sẽ tính lãi tiếp. Qua việc trên cho tôi hỏi văn phòng Luật sư, Ban lãnh đạo công ty làm như vậy có đúng không , các cổ đông là các ông A,B,C phải làm như thế nào để biện minh và đòi quyền lợi cho mình
1. Về trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty:
Theo như bạn trình bày, hiện công ty đang có khoản công nợ 2,7 tỷ do các đội xây dựng nợ, như vậy, cần phải làm rõ trách nhiệm gây ra các khoản nợ này thuộc về ai. Các căn cứ để xem xét sẽ là các quy chế quản lý nội bộ của công ty, đối chiếu với các hợp đồng mà công ty đã ký để đánh giá lỗi thuộc khâu nào, do cá nhân nào gây ra.
Về nguyên tắc, đội xây dựng không có tư cách pháp nhân nên nếu quy lỗi không thể xác định lỗi cho đội mà chỉ xem xét ở người đứng đầu đội là đội trưởng. Song song với đó là trách nhiệm của các giám đốc công ty tại các thời kỳ để phát sinh sai phạm, lỗi này có thể là lỗi trực tiếp ra quyết định, lỗi trong quản lý, giám sát chưa chặt chẽ. Nguyên tắc xác định trách nhiệm trong trường hợp này là chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả là thiệt hại cho công ty.
2. Về xử lý trách nhiệm của các Giám đốc cũ khi quy đổi số cổ phần hiện có của họ thành khoản tiền khắc phục thiệt hại là không đúng.
Trường hợp có căn cứ chứng minh các ông giám đốc cũ là người gây ra các khoản nợ cho công ty thì công ty cũng không được tự tiện áp dụng biện pháp khấu trừ phần vốn góp của những người này sang trả nợ cho công ty. Để đòi lại các quyền lợi mà công ty bị thiệt hại, công ty cần khởi kiện các giám đốc cũ ra tòa và cung cấp các bằng chứng, chứng cứ chứng minh để tòa làm rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người người có lỗi. Sau khi có bản án xác định trách nhiệm của người này và bản án đó có hiệu lực pháp luật, công ty mới có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phong tỏa tài sản của người người này (là cổ phần, cổ phiếu tại công ty) thực hiện định giá và bán để thu hồi tiền về trả cho công ty.
3. Về biện pháp cần thực hiện để bảo vệ quyền lợi cho các Giám đốc cũ:
Để bảo vệ quyền lợi cho mình, các Giám đốc cũ có quyền khiếu nại hành vi của công ty hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền về việc tài sản của họ bị phong tỏa, thu hồi trái pháp luật. Mọi trách nhiệm của các giám đốc cũ (nếu có) chỉ được xác định bằng bản án của tòa án và chỉ được thực hiện phong tỏa, bán để thu hồi tiền về thông qua cơ quan thi hành án dân sự trừ khi hai bên có thỏa thuận khác.