Hứa cho đất bằng miệng nhưng không có bằng chứng thì làm thế nào?
Trước hết, liên quan đến một số thông tin bạn nêu chưa được rõ lắm:
- Bà nội bạn mất khi bạn học lớp 6 nhưng không biết hiện nay bạn học lớp mấy nên không xác định được thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết về tranh chấp thừa kế (theo luật quy định là 10 năm kề từ ngày mất của người để lại di sản).
- Bà bạn để lại di chúc cho bố bạn hay chỉ là "hứa" sẽ dẫn đến các trường hợp khác nhau. Nếu có di chúc thì bố bạn được hưởng di sản theo di chúc là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, nếu chỉ là "hứa" thì chưa phải là di chúc và những người khác có cơ sở để tranh chấp (kết quả thế nào chưa thể khẳng định ngay được).
Như vậy, việc những người khác tranh chấp về thừa kế thì đó là quyền của họ được pháp luật cho phép còn kết quả như thế nào phụ thuộc vào quá trình giải quyết trên cơ sở chứng cứ, tài liệu có liên quan của mỗi bên. Thời hiệu để yêu cầu tòa án giải quyết là 10 năm kể từ ngày bà bạn mất (nếu không có trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định). Để chuẩn bị, bên bạn cần thu thập các chứng cứ chứng minh việc bố bạn sở hữu đất là hoàn toàn có căn cứ (ví dụ di chúc). Đối với việc những người khác được chia đất không phải là chứng cứ để khẳng định họ không còn quyền được chia đối với di sản khác, tuy nhiên nếu chứng minh được đất đó cũng không được cho (chia) một cách hợp pháp thì những diện tích này cũng có thể là đối tượng tranh chấp về quyền thừa kế.
Thư Viện Pháp Luật