Kính Chào Luật Sư tôi Tên Là: Đỗ Quốc Vũ Sinh năm (07-03-1985), tôi Đã công Tác Tại một doanh nghiệp nước ngoài hơn 05 năm, và mỗi tháng, mỗi năm tôi làm việc chứng từ rõ ràng, rành mạch. được sự giám sát của phòng điều hành và phòng kế toán. Từ một nhân viên bình thường thôi đã phấn đấu nổ lực và được thăng chức lên quản lý một cửa hàng tiện lợi trong chuổi cửa hàng cũa công ty (thương hiệu: Shop&go, công ty cổ phần cửa hiệu và sức sống) vối mức lương tổng cộng sau khi trừ hết thực lãnh : 4,500,000 VND. Vào ngày (30-05-2011) tôi đang đi công tác cho công ty:" đi nộp doanh thu mỗi ngày vào ngân hàng tài khoản công ty, theo giờ quy định của công ty đưa ra" và tôi bị dàn cảnh cướp móc túi lấy mất số tiền: 22,304,000 VND. có bảo vệ ngân hàng và nhân dân xung quanh làm chứng và được Công an xác nhận đúng có xảy ra sự việc trên. và công ty quy định rõ khi đi công tác như trên chỉ duy nhất đi một mình. Đầu giờ cùng ngày (30-05-2011) công ty đã yêu cầu tôi lên họp và bắt tôi ký vào biên bản phải bồi thường 100% cho công ty trong vòng 10 ngày đầu trả số tiền: 11,152,000 VND và trả mổi tháng kế tiếp 3,000,000VND đến khi hết nợ. Bắt đầu từ đây cấn trừ lương của tôi và lương tôi bị giam lương từ đây, dù hoàn cảnh của tôi rất khó khăn vừa làm vừa học và là một sinh viên tỉnh lẻ lên sài gòn kiếm sống nên tôi không có khả năng làm theo biên bản đã ký. (mặc dù tôi đã có hơn 5 năm cống hiến hết mình cho công ty). Và trong cuộc họp có chủ tịch công đoàn và ban giám đốc, (và chủ tịch công đoàn vừa là phó phòng điều hành vừa là chủ tịch công đoàn đã không bênh vực tôi, một thành viên công đoàn thâm niên của công ty) tiếp đó công ty yêu cầu tôi lên họp tiếp và yêu cầu tôi viết đơn xem xét. tôi cũng đã viết đơn xem xét gửi cho công đoàn và ban giám đốc công ty, nhưng không ai bênh vực quyền lợi của tôi. và tiếp đó yêu cấu tôi ký vào biên bản họp những lần sau, do tôi đã sợ khi sau ký vào biên bản cuộc họp làn đầu nên tôi đã không ký khi biên bản không có lợi cho tôi. (và tôi bị công ty gán cho cái tội họp chưa xong tự ý bỏ về khi không có sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp vì mình không chịu ký vào biên bản cuộc họp) Sau những ngày đó tôi đã thất vọng nên đã nộp đơn xin thôi việc và được công ty đồng ý cho thôi việc vào ngày 01-07-2011 và cũng là ngày làm việc cuối cùng theo đơn xin nghĩ việc. nhưng trước đó vào ngày 16-06-2011 tôi vẫn đi làm đúng theo quy định công ty, đến chiều 16h30 tôi nhận được điện thoại công ty sáng hôm sau (17-06-2011) lên họp tiếp. Và lần này công ty không họp mà ra luôn quyết định cưỡng chế tôi thôi việc bắt đầu từ 17-06-2011 đến 30-06-2011 và tôi bị ép ngày hôm đó không được quay lại chỗ làm việc, nhận quyết định xong đi về và ngày 01-07-2011 tôi thôi việc theo đơn . đến sáng ngày 01-07-2011 tôi lên lấy quyết định thôi việc có mộc và chữ ký của giám đốc, mặc dù trong quyết định không nói rõ những quyền lợi, lương của tôi? "công ty đã tự ý giam từ tháng 05 đến tháng 07 năm 2011", thời gian tham gia bảo hiểm là bao nhiêu tháng. chỉ duy nhất đã đồng ý cho thôi việc, mặc dù tôi đã hỏi phòng nhân sự nhưng không ai trả lời chỉ hẹn tôi 20 ngày sau đến lấy sổ bảo hiểm để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. đến ngày 07-07-2011 tôi đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và ngày nộp sổ để hoàn tất thủ tục ngày 28-07-2011. Nhưng đến 15h00 ngày 20-07-2011 tôi lên lấy sổ thì công ty bắt tôi vào họp tiếp và tự nhiên trên trời rơi xuống bắt tôi giải quyết số lượng hàng hóa: 60 thùng bia và yêu cầu tôi phải chịu trách nhiệm. Tôi như chết đứng và không biết giải thích ra sao. Và họ không trả sổ bảo hiểm cho tôi. Vì vậy tôi kính mong luật sư tư vấn và giúp tôi giành lại quyền lợi và sổ bảo hiểm mà công sức của tôi trước sự thách thức và ép người lao động như vậy. Và mong luật sư giúp tôi có thể đến các cơ quan nào để được sự giúp đở chân thành. Thành thật cảm ơn
- Tất cả các vụ việc có liên quan đến tranh chấp lao động đều do tổ chức công đoàn cơ sở giải quyết đầu tiên ( bạn có thể làm đơn kiến nghị tổ chức công đoàn giải quyết);
- Bước tiếp theo, nếu không đồng ý với việc giải quyết của tổ chức công đoàn cơ sở (công ty) thì bạn làm đơn khiếu nại đến Liên đoàn lao động cấp quận,huyện và tỉnh (đồng kính gửi thanh tra sở lao động TB tỉnh) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính;
các cơ quan nêu trên sẽ thành lập một đoàn thanh tra liên ngành xuống kiếm tra, thanh tra và mời bạn đến tham dự, cung cấp thông tin, ký và nhận các văn bản trong buổi làm việc., đưa ra các kiến nghij có liên quan...
Tiếp theo, nếu không thỏa đáng, bạn có thể khởi kiện vụ việc tranh chấp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện , kèm theo đơn khởi kiện là chứng minh nhân dân bản sao y, hộ khẩu sao y, hợp đồng lao động và các tài liệu chứng minh cho việc yêu cầu của bạn là hợp pháp;
Tòa cấp quận, huyện xử sơ thẩm, nếu bạn không hài lòng, bạn có thể kháng cáo lên tòa phúc thẩm để được giải quyết, thời hạn kháng cáo tòa án cấp sơ thẩm sẽ giải thích cho bạn khi tuyên án!