Khi nào áp dụng phong tỏa tài sản để trả nợ?
LS. Bạch Tuyết Hoa
(Văn phòng LS Phúc Thọ - 23 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời: Anh hoàn toàn có quyền yêu cầu TAND giải quyết vụ việc của mình theo qui định của pháp luật dân sự. Nhưng việc anh muốn yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp kê biên tài sản là căn nhà của anh B đang ở thì không được.
Tòa án chỉ chấp nhận yêu cầu kê biên tài sản là đối tượng đang có tranh chấp. Theo đó, căn nhà của anh B không phải là đối tượng đang có tranh chấp để áp dụng biện pháp kê biên.
Đối với trường hợp của anh, anh có thể yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như: Phong tỏa tài sản của anh B; hoặc phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi cất giữ.
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về phong tỏa tài sản như vừa nêu chỉ là một giải pháp tình thế, nó chỉ tồn tại từ khi tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho đến khi tòa xét xử nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự.
Do đó, một mặt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu, mặt khác cũng là để tránh sự lạm dụng quyền của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng xét xử chỉ có quyền phong tỏa tài khoản, tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ thực hiện và để bảo đảm cho yêu cầu của mình là có căn cứ anh phải nộp một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tuy nhiên, để được đáp ứng yêu cầu này anh phải có căn cứ về việc anh B có tài sản cất giữ ở đâu hoặc mở tài khoản tại ngân hàng, quỹ tín dụng nào...
Thư Viện Pháp Luật