Tôi và chồng tôi được sự đồng ý của 2 bên cho tổ chức đám cưới đàng hoàng, nhưng lúc đó đi làm đăng kí kết hôn 1,2 lần có vướng phải vài vấn đề gì đó chưa đăng kí đc. Từ đó chồng tôi ko đi làm thủ tục đăng kí, một phần là lười làm một phần là chúng tôi có chút rạn nứt tình cảm khi tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình trước ngày tôi sinh 2 ngày. Từ đó chồng và nhà chồng tôi có khó chịu với tôi đôi chút khi tôi luôn trong trạng thái buồn chán và mệt mỏi. Khi được một tuổi tôi đã xin phép đi khỏi nhà chồng vì nhiều chuyện. đến nay con tôi được tròn 3 tuổi. Tôi có nói chuyện là đã dứt khoát với chồng tôi không còn tình cảm nhưng tôi vẫn cho phép chồng tôi qua lại chơi với con và 1 tháng cho con về chơi nhà chồng 2 tuần. Gần đây chồng tôi luôn tìm các mang con tôi đi về nhà chồng hẳn. Và gây khó dễ, nói năng cãi vã với gia đình tôi về chuyện có quyền mang con đi. Thời gian li thân khoảng vài tháng chồng tôi cũng có gửi cho con tôi khoảng 3tr. Giờ tôi không muốn lằng nhằng và sống một cuộc sống êm đềm bên con tôi nhưng không thể. Tôi muốn viết đơn ra tòa xin xử rõ ràng để tôi không bị quấy rối tinh thần. vậy tôi phải làm thế nào? trường hợp như vậy tòa có giải quyết không? Tôi ở Hà nội còn chồng tôi ở Vĩnh phúc vậy tôi phải gửi đơn ở đâu? mẫu gửi đơn thế nào? Nhờ luật Sư tư vấn giúp ạ. Rất mong chờ ạ. Xin cám ơn Luật sư.
Căn cứ vào quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình thì các bạn chưa phải là vợ chồng và mỗi người vẫn là độc thân nên ví dụ đối với chuyện lấy người khác thì bạn không cần phải làm thủ tục (ly hôn) với người chồng bạn nêu ở đây. Nếu bạn vẫn muốn có quyết định của tòa án về quan hệ hôn nhân giữa 2 người thì làm đơn yêu cầu và gửi đến tòa án nơi người kia cứ trú.
Không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bạn, mối quan hệ cha con luôn tồn tại nên cha của đứa bé hoàn toàn có quyền (và cả trách nhiệm) trong việc nuôi dạy con. Chừng nào các bạn chưa thỏa thuận được hoặc tòa án chưa tuyên bạn có quyền trực tiếp nuôi con thì quyền của 2 người là ngang nhau. Bạn muốn được tòa án trao quyền trực tiếp nuôi con thì phải làm đơn yêu cầu và tòa án ra phán quyết như bạn muốn. Lưu ý: Dù ai có quyền trực tiếp nuôi con thì người kia vẫn có quyền thăm, gặp, chăm sóc con; Thực tế trong cuộc sống đã xảy ra nhiều trường hợp người có quyền trực tiếp nuôi con nhưng không thực hiện được vì đứa bé không còn trong tay mình nên bạn hết sức cân nhắc.