Vấn đề về hợp đồng thế chấp tài sản

Xin chào luật sư  Năm 2011 tôi có thế chấp bất đông sản cho một người với số tiền là 320 triệu (có giấy thế chấp có công chứng), và tôi có trả lãi đầy đủ. Đến năm 2012 thì tôi mất khả năng chi trả và  xem như miếng đất đã thuộc về người kia. Đế́n năm 2013 họ̣ bá́n bấ́t động sả̉n vớ́i giá́ 200 triệu và̀ họ̣ kiệ̣n tôi lên tò̀a á́n đòi phả̉i bá́n căn nhà̀ để̉ trả̉ cho họ̣ 120 triệu. Như vậy tôi có phải bán nhà để trả nợ không, tôi thấy chuyện này thật phi lý khi tòa tuyên bên kia đúng và không cho tôi kháng án.

Ở góc độ luật pháp chúng tôi không hiểu được bạn thế chấp như thế nào, tôi đưa ra quy định về thế chấp ở Ngân hàng để bạn tham khảo.

Về thế chấp:

Bản chất là việc một người vay tiền của tổ chức ngân hàng với số tiền, lãi suất và việc trả tiền gốc, lãi theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng giữa các bên.

Để bảo đảm cho người vay tiền có nghĩa vụ phải trả tiền Ngân hàng sẽ ký với người vay tiền một hợp đồng thế chấp tài sản nhà đất để bảo đảm rằng người vay sẽ phải thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ, nếu không thực hiện thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản để bù vào phần nghĩa vụ mà người vay đã không thực hiện.

Thông thường thì tài sản thế chấp có thể có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, nhưng về mặt pháp luật thì tài sản thế chấp có thể bằng hoặc thấp hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

Khi xảy ra tranh chấp các bản án của tòa án tuyên theo dạng:

Buộc người vay phải trả Ngân hàng số tiền là X, trong thời hạn hoặc kể từ khi có yêu cầu thi hành án của Ngân hàng nếu người vay không trả thì Ngân hàng được xử lý tài sản thế chấp để bảo bảo nghĩa vụ.

Như vậy, tài sản thế chấp khi xử lý có thể thấp hơn nghĩa vụ phải trả tiền, trường hợp này phần tiền chênh lệch còn lại coi như người vay tiền vẫn nợ ngân hàng, nếu tiền chênh lệch nhiêu hơn nghĩa vụ trả ngân hàng thì người vay tiền được nhận phần này về.

Từ phân tích này, bạn cũng hình dung được nội dung vu việc của bạn

Những phân tích trên đặt trong điều kiện là hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp phải đúng quy định của pháp luật.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào