Giải quyết khởi kiện lao động

Tôi làm việc trong một coong ty cơ khí ở Hà Nội. Do sơ xuất tôi đã làm hỏng lô hàng lên tới 15 triệu đồng, vào ngày 3/5/2013. Trước sự việc này công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc của tôi trong thời gian tạm đình chỉ tôi được tạm ứng 50%tiền lương, sau 2 tháng tạm đình chỉ công việc công ty triệu tập tôi đến đẻ họp kỷ luật nhưng tôi không đến. 8/7/2013 công ty ra quyết định sa thải tôi. Quyết định có hiệu lục từ ngày 9/7/2013. 15/7/2013 tôi mới nhận được quyết định. Luật sư cho tôi hỏi: Việc tạm đình chỉ của công ty với tôi có hợp pháp ko? Quyết định sa thải của công ty vs tôi có hợp pháp ko? Tôi phải bồi thường thiệt hại cho công ty thế nào? TAND nào có thẩm quyền nhận đơn của tôi?

1/ Công ty có quyền tạm đình chỉ công việc đối với người lao động theo quy định sau của Bộ luật lao động:

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Công ty có quyền xử lý kỷ luật lao động sa thải người alo động theo quy định sau đây:

Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Về bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng tài sản công ty thì Bộ luật lao động có quy định:

iều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định .

Như vậy nếu thiệt hại tài sản là lô hàng khoảng 15 triệu thì chưa phải là hậu quả nghiêm trọng nên công ty xử lý kỷ luật sa thải bạn khi bạn ko có mặt là chưa phù hợp.

Bạn có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về xử lý sa thải này

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào