Xin chào quý luật sư cùng cộng đồng thư viện pháp luật! Tôi đang có một vấn đề cần sự góp ý của mọi người rất mong mọi người giúp đỡ tôi (Tôi xin ví dụ): Từ lâu lắm rồi, ông A + bà B sinh ra 3 người con C, D, và E (Trong đó, con trai trưởng là C và con trai thứ là D và E). Sau khi ông A và bà B đã mất thì giấy tờ sổ đỏ đã được ông A và bà B sang tên cho con trai trưởng là C. Trong khi tất cả các D và F đều đã lập ra đình riêng và tách khẩu riêng rồi. Sau khi ông C mất thì sổ đỏ vẫn đứng tên ông C chưa sang tên cho vợ và các con được. Thời gian gần đây, ông D và E kiện ra tòa đòi chia tài sản (của ông C) với vợ ông C và các con ông C. Theo tôi nghĩ thì đứng tên sổ đỏ là ông C mà sổ hộ khẩu trong gia đình là Ông C và vợ cùng với các con. Nếu sau khi ông C mất thì người được thừa hưởng là Vợ và đồng các con. Chứ ông D và E không có quyền gì đòi chia tài sản (mặc dù ông C đã mất) Xin quý luật sư và cộng đồng thư viện pháp luật góp ý giúp tôi về trường hợp này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp ông A và bà B chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất sang cho con trai trưởng là C một cách hợp pháp thì tài sản đã thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của ông C. Đến nay, ông C mất thì phần tài sản của ông C trở thành di sản thừa thuộc về những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông C, ông D và ông E không có cơ sở để khởi kiện.
Nếu ông C mất có để lại di chúc cho ông D và ông E được hưởng di sản thừa kế của ông C thì ông D và ông E có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án chia di sản.
Nếu ông C mất không để lại di chúc thì di sản thuộc về những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (theo quy định tại Điều 676 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật) của ông C, trong đó có vợ và con của ông C, ông D và ông E không được thừa kế di sản của ông C.