Cha mẹ tôi có mua một đám đất. Năm 1955 sinh tôi rồi cha mẹ tôi li dị, sau đó cha tôi cưới người vợ sau và sinh thêm 4 người con: 3 trai, 1 gái. Khi cha tôi qua đời, chưa để lại di chúc, người mẹ kế khi ấy đang sử dụng đất, sau này lấy sổ đỏ. Khi bà mẹ kế còn sống bà có gọi 4 người con và tôi là 5 người: 2 gái, 3 trai để chia đất. Khi chia mẹ kế tôi có thương lượng với 2 người con gái, trong tình gia đình tạm thời mảnh đất đó cho 3 người con trai canh tác nhưng không được bán, nếu bán thì sẽ có phần cho 2 người con gái. Trong thời gian sử dụng đất, sổ đỏ vẫn đứng tên mẹ tôi, người con trai út đang giữ sổ đỏ. Người con trai út mạo chữ ký của mẹ tôi đem đi thế chấp vì thế tôi và em gái tôi đòi lại đất, 2 người con trai đồng ý trả còn người con trai út thì không. Luật sư cho tôi hỏi: 1) Tôi có quyền đòi phần thừa kế tài sản đất khi cha tôi mất chưa để lại di chúc hay không? 2) Phần tài sản đất mẹ tôi trước đó đã cùng cha tôi mua; giấy tờ mua đất và trích lục đầy đủ, tôi có thể đòi lại được không? 3) Tôi có quyền đòi lại phần đất mẹ kế tôi chia hay không, vì người con trai út đã đem sổ đỏ đi thế chấp. Tôi xin cảm ơn luật sư.
Như thông tin bạn nêu thì mảnh đất đó là của bố mẹ ruột bạn vì vậy mỗi người trong họ có 1/2 mảnh đất. Bố, mẹ bạn đã mất thì bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cả 2 người đó nên bạn được hưởng di sản thừa kế của cả mẹ bạn và bố bạn. Như vậy:
- Bạn có quyền đòi phần tài sản mình được thừa kế.
- Bạn muốn được chia diện tích đất mẹ kế cho thì phải chứng minh được việc được chia cho đó.
- Các đồng thừa kế đều có quyền đối với di sản thừa kế và họ chưa đồng ý thì mọi giao dịch liên quan đến di sản đó đều không có giá trị pháp lý nên việc người con út đem sổ đỏ thế chấp là chưa được pháp luật thừa nhận.