Tiền lệ pháp là gì?

Tiền lệ pháp là gì?

Tiền lệ pháp là  quyết định của cơ quan hành chính (tiền lệ hành chính), của Tòa án (tiền lệ tư pháp) về một việc cụ thể được nhà nước lấy làm căn cứ để giải quyết các việc tương tự xảy ra và có giá trị như pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Tiền lệ pháp xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ 5, khi chế độ phong kiến đã được xác lập tương đối hoàn thiện. Dưới chế độ phong kiến, người duy nhất có quyền ban hành luật là vua. Vì vậy các bản án điển hình phải được nhà vua duyệt, ban chiếu thi hành mới trở thành tiền lệ pháp. Ví dụ trong Luật Hồng Đức, các Điều 396 và 397 điều chỉnh quan hệ thừa kế ruộng hương hỏa được trình bày như một án văn tóm tắt. Tiền lệ pháp dưới triều Lê gọi là "Lệnh", dưới triều Nguyễn gọi là "lệ".

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào