Công ty đào tạo không đúng như trong hợp đồng có thể đòi lại tiền ký quỹ hay không?

Kính chào luật sự! Em xin trình bày vấn đề mình đang gặp phải xin luật sư tư vấn giùm em. Em đang làm việc tại 1 công ty. Khi vừa nhận việc, do công ty nói trong quá trình làm việc sẽ đạo tạo nhiều kỹ năng chuyên môn cho em, đào tạo bài bản và hay được đi đào tạo do Tổng GĐ trực tiếp đào tạo và buộc em phải ký hợp đồng đào tạo nghiệp vụ thời gian 2 tháng. Trong hợp đồng này lại quy định là em phải nộp tiền ký quỹ trong 3 năm tổng cộng là 14 triệu ( được chia đều trong 3 năm) và được trả lại nếu làm ở công ty được 3 năm, còn nếu có nghỉ vì bất kỳ lý do gì thì em cũng bị mất 3 triệu. Hợp đồng này có hiệu lực cho đến hết thời gian đào tạo (2 tháng) Và thực tế thì khi em bắt đầu vô làm (họ gọi là thử việc) và em chỉ được hưởng 80% lương chính thức, họ nói là thử việc 2 tháng. Nhưng em mới làm được 13 ngày thì đã được ký hợp đồng chính thức rồi vì xét thấy em có năng lực và nhạy bén. Vấn đề em đang thắc mắc là công ty này thu tiền ký quỹ của em vậy có hợp pháp không? Vì bản chất tiền ký quỹ này theo em thấy thì không phải cho việc đào tạo vì em không hề được đào tạo về nghiệp vụ mà chỉ là 2 tháng đó là 2 tháng thử việc. Giờ em muốn nghỉ nhưng vì em chưa làm đủ 3 năm nên nếu xin nghỉ vì bất kỳ lý do nào thì bị mất tiền ký quỹ. Em không biết trong luật có qui định nào bảo vệ quyền lợi của em không, để cho rằng tiền ký quỹ đó là vô lý và hợp đồng đó là vô hiệu để khi em nghỉ thì được thu lại tiền ký quỹ.  Xin cảm ơn luật sư rất nhiều!

Căn cứ Điều 61, Điều 62 Luật lao động 2012, việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề thực hiện như sau:

Người sử dụng lao động khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động, hai bên đều phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.

Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Nghề đào tạo;

- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

- Chi phí đào tạo;

- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

- Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Như vậy: doanh nghiệp khi ký hợp đồng đào tạo nghề với bạn không được thu tiền ký quỹ.

Nếu công ty không thực sự đào tạo thì có nghĩa là không phát sinh chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng BHXH, BHYT cho người học trong thời gian đi học. Do vậy, khi bạn nghỉ việc công ty sẽ không được yêu cầu bạn thanh toán chi phí đào tạo.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào